“Ghi nhớ” bổ sung Axit folic cho bà bầu để phòng dị tật thai nhi

08/05/2017    -  4917 lượt xem

Phụ nữ có kế hoạch mang thai cần bắt đầu bổ sung axit folic càng sớm càng tốt, tốt nhất là trước khi mang thai để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Đây là khuyến cáo được đưa ra bởi các chuyên gia và bác sĩ sản khoa.

Bên cạnh việc bổ sung Sắt và Canxi thì Axit folic cũng là một trong những dưỡng chất cần thiết trong thai kỳ, đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi.

Liệu cách mẹ bầu đã biết cách bổ sung Axit folic đúng cách chưa? Mời các mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thể cung cấp chất dinh dưỡng này cho con yêu nhằm phòng bệnh tật cũng như đảm bảo con yêu phát triển tốt nhất nhé!

Axit folic là gì?

Axit folic hay còn gọi là Vitamin B9 thuộc Vitamin nhóm B cực kỳ quan trọng, tham gia vào quá trình phát triển và phân chia của tất cả các tế bào trong cơ thể. Axit folic cũng là một thành phần thiết yếu của quá trình tạo máu, cần cho tổng hợp và phát triển của tế bào.

Đối với phụ nữ mang thai Axit folic có vai trò quan trọng hơn thế, Axit folic là dưỡng chất không thể thiếu để bảo vệ thai nhi khỏi dị tật ống thần kinh như bệnh nứt đốt sống, vôi sọ. Đây là dị tật xảy ra ở thai nhi trong vòng 7 tuần đầu thai kỳ do ống thần kinh không khép kín hoàn toàn.

Vai trò của Axit folic đối với mẹ bầu và thai nhi

Axit folic là vitamin rất cần thiết cho tất cả các phụ nữ chuẩn bị mang thai và trong quá trình khi mang thai. Để có một thai kỳ khỏe mạnh thì trong khoảng thời gian trước và sau khi thụ thai, phụ nữ cần bổ sung đầy đủ Axit folic, để bào thai được phát triển khỏe mạnh, tránh được các biến cố bào thai hay bệnh tật bẩm sinh nguy hiểm cho thai nhi mà bạn không thể ngờ tới.

Bổ sung Axit folic khi mang thai là ưu tiên hàng đầu. Bởi vì đây là thời điểm cơ thể của phụ nữ mang thai thay đổi nhanh chóng, tử cung mở rộng, em bé đang phát triển với một tốc độ nhanh.

Bổ sung đầy đủ acid folic sẽ giúp ngăn chăn các nguy cơ dị tật bẩm sinh, khuyết tật về ống thần kinh, nứt đốt sống và thiếu máu não, đây là những khuyết tật làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển toàn diện của bào thai.

Ngoài ra, giai đoạn đầu của thai kỳ nếu bà bầu thiếu acid folic thì bào thai còn có nguy cơ thiếu một phần não khi một phần lớn của bộ não, hộp sọ và da đầu bị thiếu.Acid folic còn giúp cho việc tạọ hồng cầu bình thường và ngăn ngừa một số loại bệnh thiếu máu.

Dấu hiệu nhận biết cơ thể bà bầu thiếu Axit folic

Hầu hết phụ nữ mang thai đều bị thiếu Axit folic, nhưng các triệu trứng không rõ ràng. Tuy nhiên, khi mẹ bầu có những dấu hiệu sau đây chứng tỏ cơ thể đang bị thiếu một nguồn Axit folic và cần bổ sung ngay để tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.

♦ Cảm thấy ốm yếu 

Khi phụ nữ có thai, hormone trong cơ thể của họ sẽ thay đổi, sức đề kháng suy giảm khiến cơ thể yếu đi. Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu Axit folic.

Ngoài việc cảm thấy ốm yếu, mệt mỏi, mẹ bầu sẽ bị tiêu chảy, ăn mất ngon, giảm cân. Nếu thấy có các triệu chứng này, bạn cần bổ sung Axit folic kịp thời.

♦ Thiếu máu

Một số bà mẹ chỉ biết rằng, thiếu sắt gây thiếu máu, tuy nhiên, thiếu Axit folic cũng là một nguyên nhân gây thiếu máu. Axit folic chính là chất giúp duy trì chức năng tạo máu của cơ thể vì thấy thiếu Axit folic cũng gây thiếu máu. Khi thiếu máu, các bà mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt, tâm trạng dễ cáu kỉnh, khó chịu. Việc thiếu Axit folic cũng khiến da sạm đen, sẫm màu, không được hồng hào, khỏe mạnh.

Phụ nữ mang thai nên bắt đầu bổ sung Axit folic khi nào?

Bổ sung đầy đủ Axit folic rất quan trọng cho tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ vì ống thần kinh bắt đầu hình thành ngay từ những ngày đầu và hoàn toàn và ngày thứ 28 thai kỳ. Thời gian này nhiều phụ nữ thậm chí chưa nhận thức được rằng họ đã mang thai. Vì vậy, cần có kế hoạch sinh con và chủ động bố sung acid folic từ trước khi mang thai 3 tháng để phòng ngừa thiếu hụt acid folic gây dị tật ống thần kinh ở trẻ.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: bổ sung đủ 400mcg acid folic/ngày từ khi chuẩn bị mang thai và trong 3 tháng đầu thai kỳ giúp giảm tới 70% nguy cơ dị tật ống thần kinh bẩm sinh ở trẻ.

Hàm lượng Axit folic cần bổ sung cho bà bầu

Để ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh cho bé, mẹ cần bổ sung 400mcg Axit folic mỗi ngày, bắt đầu ít nhất một tháng trước khi có ý định mang thai. Khá nhiều loại Vitamin hỗn hợp có chứa Axit folic, vì thế nếu đã dùng vitamin bổ sung, có thể bác sĩ sẽ không chỉ định cho bạn uống axit folic nữa.

Khi đã mang thai, bạn có thể được bác sĩ cho dùng 600mcg axit folic mỗi ngày. Bạn cần uống đủ, uống đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý dừng uống axit folic giữa chừng, ngay cả khi kiểm tra thai cho kết quả bình thường.

Nếu hàm lượng axit folic có trong vitamin bổ sung chỉ bằng một nửa so với quy định (khoảng 300mcg), bạn không được uống gấp đôi lượng vitamin bổ sung. Thay vào đó, bạn cần lời tư vấn kỹ lưỡng từ bác sĩ, có thể đổi sang uống riêng axit folic và vitamin. Cũng có trường hợp, vitamin bổ sung có chứa đến 800-1000mcg axit folic vì thế, bạn cần lưu ý.

Không uống hơn 1000mcg axit folic mỗi ngày, trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Sử dụng axit folic quá liều, thai phụ dễ bị ngộ độc.

Một số nghiên cứu cho thấy, nhóm người mẹ thừa cân có nguy cơ sinh con dị tật ống thần kinh cao hơn. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn cần đi khám sức khỏe trước khi có kế hoạch mang thai. Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng hơn 400mcg axit folic mỗi ngày.

Nếu người mẹ có tiền sử sinh con mắc dị tật ống thần kinh thì trước khi có ý định mang thai tiếp, cần đi khám cẩn thận. Khoảng 2-5% người mẹ sinh con mắc dị tật ống thần kinh lần một sẽ sinh con mắc dị tật ống thần kinh lần hai.

Bổ sung axit folic cho bà bầu như thế nào?

Bà bầu bổ sung axit folic loại nào tốt? Đó là bổ sung từ thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày. Các thực phẩm chứa nhiều axit folic như:

– Rau màu xanh đậm: Súp lơ xanh, rau bina (còn gọi là rau chân vịt, cải bó xôi), măng tây, rau mầm, bắp cải là những thực phẩm bổ sung axit folic cho bà bầu tốt nhất.

– Các loại đậu: Đậu tương, đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ hay sản phẩm từ đậu tương như đậu phụ, sữa đậu nành rất giàu axit folic.

– Trái cây: Cam và bơ rất giàu axit folic tốt cho mẹ bầu. Mặt khác, cam nhiều chất xơ giúp giảm táo bón và vitamin C giúp tăng khả năng hấp thụ sắt. Bơ chứa nhiều chất béo omga 3 tốt cho tim của mẹ và não bé.

– Ngũ cốc nguyên hạt: Gạo lứt, ngô, yến mạch, lúa mì làm món ăn không thể thiếu nếu mẹ bầu muốn được cung cấp đầy đủ axit folic. Ngũ cốc cũng giàu chất xơ tốt cho bà bầu.

– Lòng đỏ trứng gà: Lòng đỏ trứng nhiều axit folic, vitamin A, vitamin D cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi.

Trong các thực phẩm hàng ngày rất giàu axit folic nhưng axit folic là vitamin hòa tan trong nước và dễ mất đi trong quá trình nấu nướng. Vì thế, mẹ bầu nạp axit folic từ thực phẩm là chưa đủ mà cần bổ sung từ các nguồn khác như viên uống bổ sung axit folic.

Bà bầu nên bổ sung thêm viên uống có chứa hàm lượng axit folic nhất định, kết hợp với việc bổ sung sắt cũng rất cần thiết cho quá trình mang thai. Lựa chọn viên uống có chứa Axit folic, Sắt dạng hữu cơ, Vitamin B12, Vitamin E, Kẽm nano …. giúp nâng cao sức khỏe mẹ bầu và thai nhi phát triển khỏe mạnh. Đặc biệt, nên chọn sản phẩm có chứa Dầu mè đen là tốt nhất, bởi Dầu mè đen giúp nhuận tràng, giảm táo bón trong quá trình bà bầu bổ sung sắt, tránh được những tác dụng phụ khi bổ sung các dưỡng chất cho thai nhi.

Acid folic là dưỡng chất quan trọng không thể thiếu cho một thai kỳ khỏe mạnh. Bổ sung đủ acid folic hàng ngày, ngay từ khi chuẩn bị mang thai, trong thai kỳ và khi cho con bú là điều mẹ cần thực hiện. Nếu không có chỉ định đặc biệt của bác sĩ thì để có thai kỳ an toàn, mẹ bầu chỉ dùng ở liều vừa đủ theo khuyến cáo mà thôi.


Bài viết cùng chuyên mục