Bà bầu thiếu sắt nên uống thuốc gì?

10/10/2017    -  2468 lượt xem

Sắt luôn được biết đến là một khoáng chất quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Khi mang thai nếu bà bầu cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, da xanh xao, rất có thể cơ thể đang bị thiếu máu do thiếu sắt. Vậy ngoài ăn thực phẩm bổ sung sắt, bà bầu thiếu sắt nên uống thuốc gì?.

Thiếu sắt ảnh hưởng đến cơ thể mẹ và thai nhi như thế nào?

Cơ thể phụ nữ mang thai có nhu cầu về sắt cao gấp đôi bình thường, do vậy, nếu mẹ bầu thiếu sắt, cơ thể sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống, mất tập trung, thần kinh bị rối loạn, luôn bất an lo lắng. Khi tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trở nên nghiêm trọng sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm sau sinh, thậm chí là tăng nguy cơ tử vong của thai nhi.

Thiếu sắt do thiếu máu khi mang thai nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra tình trạng sinh non, trẻ sơ sinh yếu và chậm phát triển. Hơn nữa, trong quá trình sinh nở, cơ thể mẹ sẽ bị mất đi một lượng máu tương đối, nếu máu trong cơ thể quá ít hoặc không được tiếp kịp thời thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé.

Bà bầu thiếu sắt có những biểu hiện gì?

Khi thiếu sắt, bà bầu sẽ có những biểu hiện thường gặp như:

– Da dẻ xanh xao, tái nhợt.

– Mệt mỏi bất thường, uể oải, không có khả năng chịu đựng như bình thường.

– Thay đổi tâm trạng: Luôn khó chịu, dễ bực tức, nổi nóng.

– Cảm thấy khó thở, tức ngực.

– Thường xuyên thấy nhức đầu và mệt mỏi hơn bình thường.

– Phần niêm mạc trong mi mắt nhợt nhạt.

– Thích ăn những thứ lạ: Cát, đất sét, phấn… do cơ thể quá thiếu sắt trong khi những chất này có liên quan đến quá trình hấp thụ sắt.

– Bị chuột rút, tê bì chân tay.

– Móng tay giòn, rụng tóc nhiều.

Nguyên nhân nào gây thiếu sắt khi mang thai

Nồng độ huyết sắc tố trong máu ở mẹ có thể giảm rất đột ngột do nhu cầu tăng trưởng của bé.

Sự gia tăng thể tích máu trong thai kì cũng gây thiếu máu vì nồng độ huyết sắc tố giảm do bị pha loãng so với bình thường.

Chế độ ăn uống ít chất sắt. Thực đơn ăn kiêng hà khắc, hoặc chỉ ăn các loại thức ăn năng lượng thấp đều có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến thiếu máu.

– Sử dụng các thực phẩm có chất làm giảm hấp thụ như tannin, phystat trong chè, nước uống có ga, cà phê, …

Bà bầu nhẹ cân khi bắt đầu mang thai hoặc bà bầu nghén nặng sẽ có nguy cơ thiếu máu cao hơn những bà bầu khác.

Các loại mất máu như doạ sẩy thai, xuất huyết trước sinh hoặc các loại xuất huyết khác đều có thể là nguyên nhân của thiếu máu.

Nguy cơ thiếu máu cao hơn nếu mang đa thai.

Thời gian để nguồn sắt dự trữ tái bổ sung sẽ không đủ nếu thai kì lần này quá gần lần sảy thai trước.

Các bệnh lý mạn tính có liên quan đến máu cũng là nguyên nhân gây ra thiếu máu.

Bà bầu thiếu sắt nên uống thuốc gì?

Thiếu sắt khi mang thai là tình trạng phổ biến ở hầu hết bà bầu. Nếu mẹ bầu bị thiếu sắt, việc đầu tiên cần làm đó là phải thiết lập một chế độ ăn nhiều sắt và uống thêm viên uống bổ sung sắt để đảm bảo cho bà bầu thoát khỏi nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.

Tuy nhiên, trên thị trường dược phẩm hiện nay, rất nhiều loại thuốc bổ sung sắt bà bầu có thành phần từ sắt vô cơ, khó hấp thụ nên thường có tác dụng phụ khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, nhất là hiện tượng táo bón, buồn nôn, nóng trong và nổi mụn.

Đặc biệt, trong những tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu còn phải đối mặt với sự khó chịu của thai nghén, thế nên nếu mẹ bổ sung sắt vô cơ sẽ càng khiến mẹ mệt mỏi hơn nhiều. Hãy chắc chắn rằng thuốc sắt mẹ mua phải chứa sắt ở dạng hữu cơ, có khả năng hấp thụ tối đa vào cơ thể. Vậy, thiếu sắt nên uống thuốc gì tốt nhất?

Thuốc bổ máu, bổ sung sắt được mẹ bầu dùng nên là thuốc được các chuyên gia sản phụ đầu ngành trong và ngoài nước chứng thực về hiệu quả và khuyên dùng.

Viên uống bổ sung sắt bổ máu có chứa sắt dạng hữu cơ, kết hợp bổ sung Acid folic, Vitamin B12, Dầu mè đen …không gây táo bón,được nhiều chuyên gia sản phụ khoa trong và ngoài nước khuyên dùng.

Sắt là vi chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển của thai nhi cũng như sự an toàn về sức khỏe của mẹ khi mang thai. Mẹ bầu thiếu máu hãy chọn loại thuốc sắt phù hợp, đảm bảo chất lượng và nhớ hãy chọn loại thuốc không gây tác dụng phụ mẹ nhé!.


Bài viết cùng chuyên mục