Cách bổ sung sắt cho người kém hấp thụ sắt

20/03/2017    -  6077 lượt xem

Với những người kém hấp thụ sắt sẽ rất dễ bị thiếu sắt hơn những người bình thường. Lúc này, bạn cần nắm rõ cách bổ sung sắt cho người kém hấp thụ sắt để cải thiện tình hình.

Tình trạng ăn nhiều nhưng vẫn thiếu hụt sắt, đã khiến bao người cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, kiệt sức, thậm chí ngất xỉu. Có phải bạn cũng đang gặp phải tình trạng đó?

Một trong những cách bổ sung sắt hiệu quả đó chính là ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt và khoa học. Tuy nhiên, điều đó sẽ không thể có được hiệu quả nếu như bạn là người kém hấp thụ sắt từ thức ăn.

Tình trạng kém hấp sắt được cho là hậu quả của nhiều yếu tố sinh hoạt, cơ địa tạo nên. Những nguyên nhân gây ra tình trạng kém hấp thụ sắt cũng được tổng hợp, có thể bạn thuộc một trong những nguyên nhân này.

Nguyên nhân cơ thể kém hấp thụ sắt

Thiếu hụt Enzym:

Trong cơ thể có một enzyme đóng vai trò hấp thu dinh dưỡng, tiêu hóa. Nếu như bạn bị thiếu hụt loại này thì sẽ gây ra hiện tượng ăn nhiều mà hấp thụ dưỡng chất không là bao trong điển hình là hấp thụ sắt sắt.

Bệnh về tiêu hóa:

Người mắc bệnh đường ruột, tiêu hóa cũng sẽ bị giảm khả năng hấp thụ sắt. Một số bệnh về cơ quan này thường gặp đó là: giun sán, amip, nhiễm ký sinh trùng, đau bao tử, bệnh đại tràng, …

Ăn uống thiếu chất sắt:

Cho dù mỗi bữa bạn ăn nhiều đến đâu nhưng thức ăn lại không chứa nhiều chất sắt thì cũng là nguyên nhân khiến cơ thể bạn thiếu sắt như thường.

Một số nguyên nhân khác:

Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dư thừa mang nhầy bao phủ niêm mạc ruột, rối loạn dung nạp lactose. Những hiện tượng này cũng làm cho cơ thể bạn khó hấp thu sắt từ thức ăn nạp vào hàng ngày.

Triệu chứng cơ thể thiếu sắt do kém hấp thụ

Thiếu sắt ảnh hưởng tới nhiều chức năng của bộ phận cơ thể. Thiếu sắt thường xảy ra từ từ với những biểu hiện mệt mỏi, hay chóng mặt, ù tai, ít hoạt động, da xanh xao, niêm mạc nhợt từ từ, sống lượng hồng cầu giảm, ….

Nếu thiếu máu kéo dài, không được điều trị, thiếu máu nặng có thể có biểu hiện tim to, khó thở, nhịp tim nhanh, nghe tim có tiếng thổi tâm thu.

Biểu hiện ở hệ tiêu hóa người kém hấp thụ khá nhiều, kém ăn hay rối loạn tiêu hóa, lưỡi bị viêm, mất gai lưỡi, có thể có biểu hiện khó nuốt. Ở dạ dày có biểu hiện viêm, teo niêm mạc dạ dày và giảm độ toan dạ dày. Ở ruột có biểu hiện viêm ruột xuất tiết, teo niêm mạc ruột, giảm hấp thu ở ruột.

Các triệu chứng rối loạn thần kinh do giảm sắt ở các men, khiến cơ thể hay bị nhức đầu, chóng mặt, ù tai, hay quên, kém minh mẫn.

Biến chứng của việc thiếu sắt do cơ thể kém hấp thu sắt

Ở tình trạng bình thường, người thiếu sắt do kém hấp thu sắt không gây ra biến chứng. Nhưng nếu bị nặng có thể gây ra một số biến chứng không tốt. Thiếu máu do thiếu sắt sẽ làm nhịp tim nhanh hoặc bất thường vì tim phải bơm máu nhiều hơn để cung cấp oxy trong máu khi đang thiếu máu.

Phụ nữ mang thai thiếu sắt dễ bị sinh non, sinh con nhẹ cân và hệ quả kéo theo là những trẻ này thường thiếu máu, thiếu sắt.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ em, thiếu sắt dẫn đến thiếu máu và làm chậm quá trình tăng trưởng. Không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến sự chậm trễ về thể chất và tâm thần ở trẻ trong các hoạt động như đi bộ, chạy nhảy, nói chuyện. Ngoài ra, nó cũng làm tăng khả năng nhiễm nhiễm trùng hơn.

Bổ sung sắt bao nhiêu là đủ cho từng độ tuổi

Nhu cầu sắt của cơ thể thay đổi và phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính và tình trạng sức khỏe. Nhìn chung, liều cần mỗi ngày của nam giới là 1mg, phụ nữ là 1,4mg, cụ thể:

– Trẻ em từ 1 – 10 tuổi cần 7 – 10mg mỗi ngày

– Phụ nữ từ 19 – 50 tuổi cần 18mg mỗi ngày

– Phụ nữ đang mang thai cần 27mg 1 ngày

– Phụ nữ cho con bú cần 9 đến 10mg 1 ngày

– Nam giới từ 19 tuổi trở lên cần 8mg 1 ngày

Tuy nhiên hàng ngày nên cung cấp cho cơ thể nhiều hơn, tức khoảng 10-20mg, bởi chỉ duy nhất khoảng 10% sắt được hấp thụ ở đại trực tràng và ruột non. Đa số còn lại bị đào thải ra ngoài.

Cách bổ sung sắt người hấp thu sắt kém

Khám bệnh định kỳ:

Người kém hấp thụ sắt có thể đã gặp phải một số nguyên nhân trên. Tốt nhất, bạn hãy thường xuyên đến gặp bác sĩ để khám bệnh định kỳ, tìm ra nguyên nhân và hướng cải thiện cho phù hợp với cơ địa của mình.

Bên cạnh đó, hãy nhớ là luôn tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần. Những ký sinh trùng này cũng sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt từ thức ăn mà bạn dung nạp vào hàng ngày đấy.

Tăng cường thực phẩm giàu chất sắt:

Sắt có nhiều trong thịt đỏ và dễ hấp thụ hơn. Một số loại thực vật cũng chứa nhiều sắt tuy nhiên khả năng hấp thụ sắt của cơ thể đối với dạng sắt này lại kém hơn. Chỉ có khoảng 2 đến 20% sắt trong thực vật được cơ thể hấp thụ. Trong khi đó, tỷ lệ này là 15 đến 35% ở thịt đỏ. Nhưng Vitamin C lại có khả năng tăng cường hấp thụ sắt, vì vậy nếu kết hợp đủ với thực phẩm giàu Vitamin C thì sẽ tăng khả năng hấp thụ sắt lên 6 lần. Sau đây, là sự kết hợp giữa một loại thực phẩm từ động vật và thực vật giàu chất sắt, và một loại giàu Vitamin C giúp tăng hấp thu chất sắt cho người kém hấp thu sắt.

– Gan gà, lợn, thịt lợn, gà, hải sản … là nguồn thực phẩm chứa nhiều sắt.

– Rau bina (giàu sắt) và ớt chuông (giàu vitamin C).

– Súp lơ xanh (giàu sắt) và cà chua (giàu vitamin C).

– Đỗ đen (giàu sắt) và bắp cải (giàu vitamin C).

– Cải xoăn (giàu sắt) và cam (giàu vitamin C).

– Đậu lăng (giàu sắt) và cải bruxen (giàu vitamin C).

– Socola (giàu sắt) và dâu tây (giàu vitamin C).

Một số lưu ý khi bổ sung sắt cho người kém hấp thu

Ngoài những gợi ý kết hợp thực phẩm bổ sung sắt cho người kém hấp thu sắt. Thực tế bạn có thể kết hợp một số thực phẩm giàu sắt và giàu Vitamin C sao cho tiện lợi để tăng cường hấp thụ sắt.

Dùng đồ sắt: Hãy nấu ăn bằng đồ sắt để tăng thêm lượng sắt từ dụng cụ nấu, nhất là khi nấu thực phẩm có tính axit với độ ẩm cao. Một số nơi có kinh nghiệm bổ sung sắt cho dân chúng bằng cách cho con cá sắt vào nồi khi nấu ăn, hiệu quả rất tốt.

Bạn có thể sử dụng viên uống bổ sung sắt dạng hữu cơ giúp cơ thể hấp thụ tốt nhất, đồng thời kết hợp với Axit folic, Vitamin B12, Vitamin E, Kẽm, Dầu mè đen để được bổ sung sắt và các dưỡng chất hiệu quả.

Tránh thực phẩm ảnh hưởng tới hấp thu sắt: Chất tannin (có trong cà phê và chè) và Canxi đều ảnh hưởng đến khả năng hấp thu sắt. Vì vậy nếu bạn muốn bổ sung thêm sắt cho cơ thể, hãy tránh uống chè, cà phê hay bổ sung Canxi trước khi dùng bữa ăn nhiều sắt.

Bác sĩ tư vấn phương pháp bổ sung sắt an toàn cho mọi lứa tuổi, vui lòng liên hệ: 1900.1259 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư: Khoedep@bacsituvan.vn. Cảm ơn bạn đã quan tâm!


Bài viết cùng chuyên mục