Bà bầu bị táo bón khi bổ sung Sắt phải làm sao?

16/03/2017    -  3077 lượt xem

Bà bầu bị táo bón – đây là vấn đề muôn thuở của chị em phụ nữ trong những tháng ngày thực hiện thiên chức làm mẹ. Đặc biệt, nhiều chị em bị táo bón khi bổ sung Sắt không biết phải làm thế nào?.

Hỏi: Tôi đang mang bầu ở tháng thứ 4, đi khám được bác sĩ tư vấn cần phải bổ sung Sắt. Nhưng trong quá trình bổ sung Sắt tôi gặp vấn đề bị táo bón sau đó bị đi cầu ra máu. Nếu không bổ sung Sắt thì tôi lo sợ con không phát triển tốt mà bổ sung sắt thì rất khó chịu với tình trạng táo bón và lo chuyển sang mắc bệnh trĩ rồi lo bị thiếu máu. Vậy xin hỏi bác sĩ tôi cần phải làm gì để giải quyết được tình trạng táo bón khi bổ sung Sắt? (Thanh Thùy – Hà Nội).

Chuyên gia trả lời: Thanh Thùy thân mến!

Như chúng ta đã biết Sắt là vi chất đặc biệt quan trọng đối với thai nhi và phụ nữ đang mang bầu. Sắt trong cơ thể có vai trò rất quan trọng vì đây là yếu tố cần thiết để tạo hồng cầu. Sắt có nhiệm vụ vận chuyển oxy và CO2 trong quá trình hô hấp, có vai trò quan trọng trong sự phát triển trí não ở trẻ nhỏ. Sắt còn giúp bảo vệ cơ thể không bị nhiễm khuẩn vì sắt tham gia vào thành phần của một enzym trong hệ miễn dịch, sắt giúp biến đổi Beta carotene thành vitamin A, giúp tạo collagen (giúp gắn kết các mô cơ thể).

Nếu sắt không được cung cấp đủ sẽ đưa đến thiếu máu thiếu sắt. Người mẹ thiếu máu thường mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, khó thở khi gắng sức, khi đẻ có nhiều rủi ro, tỉ lệ tử vong khi đẻ ở những người mẹ thiếu máu cao hơn so với bà mẹ bình thường. Người ta đã coi thiếu máu là một yếu tố nguy cơ trong sản khoa. Đối với thai nhi, thiếu máu thường gây tình trạng đẻ non và tử vong sơ sinh cao. Thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh thường là do mẹ bị thiếu sắt nên lượng sắt dự trữ của cơ thể trẻ thấp.

Vì vậy, khi thiếu sắt ở phụ nữ mang thai sẽ cực kỳ nguy hiểm vì sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, nhau thai non, tiền sản giật, cao huyết áp thai kỳ, nhiễm trùng hậu sản, băng huyết sau sinh… Hơn nữa, nếu có bong huyết hậu sản thì sẽ đe dọa nghiêm trọng tính mạng của thai phụ.

Ngoài ra, bà bầu khi thiếu sắt sẽ dễ sinh con thiếu máu, thiếu cân, sinh non thiếu tháng, suy thai, làm tăng khả năng mắc các bệnh sơ sinh hơn so với đứa trẻ bình thường. Đặc biệt con của bà mẹ thiếu máu giai đoạn sớm có nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn đứa trẻ khác.

Bên cạnh sắt thì Axít folic cũng rất cần cho quá trình tổng hợp nhân tế bào deoxyribonucleic acid (AND), ribonucleic acid (ARN) và protein; cho sự hình thành nhau thai; sự tăng trưởng của bào thai. Bởi vậy, khi bổ sung sắt rất cần phải bổ sung thêm axit folic.

Tuy nhiên, khi bổ sung sắt, mọi người, đặc biệt là phụ nữ mang thai rất dễ gặp 1 số tác dụng không mong muốn như táo bón, nổi mụn,…Do đó, để bổ sung Sắt cho phụ nữ mang thai và không bị táo bón hay tác dụng phụ khác thì bí quyết là:

* Nên chọn các loại sắt dạng Ferrous Fumarate (Sắt hữu cơ) giúp dễ hấp thu, ít tác dụng phụ.

* Sản phẩm bổ sung Sắt nên kèm dầu mè đen, giúp nhuận tràng, giảm táo bón. Dầu mè chứa Omega 3, Omega 6 và các khoáng chất như Magie, selen giúp làm đẹp da, giảm các vấn đề về da.

* Viên sắt cần chứa thêm axit folic giúp thai nhi phát triển khoẻ mạnh, thông minh hơn.

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại Sắt, nhưng bạn có thể tham khảo viên uống bổ sung Sắt, bổ máu với đầy đủ các thành phần: Sắt hữu cơ, dầu mè đen, Axit folic tiêu chuẩn , Vitamin E, Vitamin B12, Kẽm … giúp cho việc bổ sung Sắt không bị táo bón, nổi mụn.

Ngoài ra, bạn cần có một chế độ ăn uống bổ sung nhiều chất xơ từ rau xanh và chế độ nghỉ ngơi khoa học hợp lý. Đồng thời thăm khám sức khỏe định kỳ theo để đánh giá sự phát triển của thai nhi.

Nếu bạn có những câu hỏi về chăm sóc sức khỏe cho bản thân trong suốt giai đoạn bầu bí, nhanh tay liên hệ: 1900.1259 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư: Khoedep@bacsituvan.vn để được các bác sĩ tư vấn miễn phí.

Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!


Bài viết cùng chuyên mục