Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có phải là điều bình thường?
04/01/2017 - 2013 lượt xem
Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý bình thường và có tính chất định kỳ hằng tháng. Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có thể kéo dài trong khoảng 1 – 2 năm đầu do hoạt động của buồng trứng chưa ổn định. Tuy nhiên, bạn vẫn nên chú ý theo dõi kinh nguyệt của trẻ để đề phòng những triệu chứng bất thường.
Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng rất thường gặp ở trẻ tuổi teen. Rất nhiều người quan niệm rằng kinh nguyệt sẽ xuất hiện vào một ngày cụ thể mỗi tháng nhưng thực tế, điều này không phải đúng với tất cả mọi người.
Kinh nguyệt thường xuất hiện vào độ tuổi nào?
Phần lớn các bé gái sẽ có kinh lần đầu trong độ tuổi từ 10 đến 15. Tuy nhiên, cũng có trẻ có sớm hoặc muộn hơn, điều này phụ thuộc vào sự phát triển của cơ thể. Một số trẻ sẽ dậy thì nhanh hơn những người khác trong khi một số khác phải mất nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, nếu sau 16 tuổi mà trẻ vẫn chưa có kinh, bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để chắc chắn rằng cơ thể trẻ đang phát triển bình thường.
Chu kỳ kinh nguyệt có thể được tính toán như thế nào?
Phần lớn các bác sĩ đều nói rằng kinh nguyệt có chu kỳ khoảng 28 ngày. Tuy nhiên, bạn cần nhớ 28 chỉ là số trung bình và không có nghĩa là nếu con bạn không có chu kỳ 28 ngày thì có gì đó không ổn với trẻ.
Để biết chu kỳ của trẻ, bạn hãy yêu cầu trẻ đếm số ngày kể từ ngày đầu tiên trẻ có kinh cho đến ngày đầu tiên trẻ có kinh vào tháng sau. Số ngày mà trẻ đếm được chính là chu kỳ kỳ kinh của trẻ.
Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt
Khi gặp hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì thường khiến bản thân bé gái và phụ huynh thấy hoang mang, lo lắng vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của con sau này. Nhưng trên thực tế, hiện này xảy ra ở trẻ dậy thì là hết sức bình thường, vì ở tuổi dậy thì chu kỳ kinh nguyệt chưa đều như ở phụ nữ trưởng thành. Thường khoảng 2-3 tháng có bé mới thấy kinh nguyệt, hoặc lượng kinh ra rất ít, mất vài hôm rồi lại có.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì là do cơ thể trẻ chưa hoàn thiện đầy đủ, tâm sinh lý chưa ổn định. Trẻ thường hay mệt mỏi, lo lắng việc học tập hoặc do thức quá khuya cũng là nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt. Thêm vào đó, do cơ quan sinh sản của các bé chưa phát triển đầy đủ khiến cho quá trình vận hành của buồng trứng diễn ra không đều đặn. Có tháng buồng trứng phóng noãn đến 2 -3 lần, có tháng lại không phóng, thậm chí là 6 tháng mới phóng 1 lần. Từ đó gây nên hiện tượng rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì. Theo nghiên cứu, có khoảng 70% trường hợp rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là do rối loạn phóng noãn và nội tiết.
Cách phòng tránh rối loạn kinh nguyệt
Để phòng tránh hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, các bậc phụ huynh nên hướng trẻ tham gia 1 một số hoạt động tập thể để tinh thần thoải mái, thư giãn. Tránh thức khuya gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập. Đồng thời bổ sung vào bữa ăn của trẻ các nhóm thực phẩm giàu vitamin B như: cá, thịt bò, trứng, sữa, pho mát…. Nên ăn nhiều các loại rau và hoa quả, đặc biệt là những loại rau quả có màu đỏ đậm như: cà chua, cà rốt… Hạn chế dùng các loại đồ ăn nhiều chất béo và các loại nước uống có chất kích thích.
Các bạn gái cũng cần thường xuyên bổ sung thêm viên uống bổ sung sắt trước và sau thời kỳ kinh nguyệt để phòng tránh bệnh đau bụng kinh và những rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra với trẻ.
Các bậc phụ huynh có thể tham khảo viên uống bổ sung sắt được sản xuất với công thức tối ưu dành cho tuổi dậy thì. Ngoài sắt và acid folic, còn có thêm một số vitamin như Vitamin B12, Vitamin E và kẽm giúp tăng cường sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, thành phần Dầu mè đen có trong sản phẩm giúp giảm tình trạng táo bón khi sử dụng viên uống
bổ sung sắt.
Bác sĩ tư vấn miễn phí sức khỏe cho bạn gái tuổi dậy thì, vui lòng liên hệ: 1900.1259 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư: Khoedep@bacsituvan.vn. Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Bài viết cùng chuyên mục
- Uống sắt vào thời điểm nào trong ngày để tốt cho cả mẹ lẫn con
- Vì sao nên uống sắt với nước cam?
- Cách khắc phục hiện tượng uống sắt đi ngoài màu đen
- Tổng hợp những thông tin hữu ích nhất về bệnh thiếu sắt
- Hướng dẫn cách bổ sung sắt hiệu quả cho tất cả mọi người
- Thực phẩm chức năng và thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt?
- Thuốc sắt dạng nước cho bà bầu tốt nhất hiện nay
- Mẹ có nên bổ sung sắt sau sinh không?
- Bà bầu cần bao nhiêu sắt mỗi ngày để thai nhi phát triển tốt nhất?
- Bà bầu uống sắt đến tháng thứ mấy?
- Có nên uống acid folic trước khi mang thai không?