Mẹ lưu ý bổ sung sắt bằng thuốc cho trẻ có thể là con dao 2 lưỡi

14/03/2017    -  3229 lượt xem

Bổ sung sắt bằng thuốc cho trẻ là biện pháp phòng ngừa và điều trị thiếu máu. Tuy nhiên, bổ sung như thế nào để đạt hiệu quả lại là vấn đề không phải mẹ cũng biết rõ. Chính vì vậy việc bổ sung sắt cho trẻ cần phải hết sức thận trọng.

Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ Lê Thị Hải, Nguyên Giám đốc Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia sẽ giúp các mẹ trả lời những câu hỏi liên quan đến việc thiếu sắt và cách chọn thuốc sắt để bổ sung sắt cho trẻ an toàn và hiệu quả.

Thưa bác sĩ, đâu là biểu hiện của tình trạng thiếu sắt giúp các bậc phụ huynh dễ dàng nhận biết?

BS: Nếu trẻ thiếu nhẹ, ban đầu, biểu hiện thiếu sắt ngắn thì trẻ không có biểu hiện gì đặc biệt để nhận biết. Khi tình trạng thiếu sắt kéo dài, ở mức độ nặng thì biểu hiện dễ nhận thấy nhất là trẻ mệt mỏi, kém ăn, da xanh, niêm mạc nhợt, sức chống đỡ với bệnh tật kém; thay đổi ở móng tay, móng chân dễ gãy.

Thiếu máu nặng thì trẻ còn có nhiều biểu hiện khác như tóc khô, trẻ hay bị nhiễm trùng, nhất là nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ sinh non, cân nặng thấp hoặc mẹ bị thiếu máu khi mang thai rất dễ bị thiếu máu, thiếu sắt.

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng thiếu máu? Bệnh sẽ dẫn đến những hậu quả nào?

BS: Nguyên nhân phổ biến nhất gây thiếu máu ở trẻ em cũng như phụ nữ mang thai là vấn đề thiếu sắt hay còn gọi là thiếu máu dinh dưỡng, có thể do trẻ không có đủ dự trữ sắt khi sinh ra từ mẹ.

Nếu mẹ bị thiếu máu, thiếu sắt trong thời gian mang thai thì trẻ rất dễ bị thiếu máu sau khi sinh ra. Hoặc ở trẻ hay bị nhiễm khuẩn liên tục nên dinh dưỡng kém, kém hấp thu, làm sắt trong cơ thể không sử dụng được.

Ngoài ra, ở nước ta có tỉ lệ thiếu máu là do biến đổi gen di truyền, gây nên bệnh Thalassemia – bệnh di truyền không tổng hợp được chuỗi globin trong hồng cầu. Tất cả các nguyên nhân thiếu máu lâu dài đó sẽ làm trẻ chậm phát triển thể chất. Khi trẻ đang bị nhiễm khuẩn thì dùng thuốc có sắt sẽ không có lợi cho trẻ. Do đó, không được dùng thuốc có sắt vì có thể làm nhiễm trùng nặng hơn.

Thừa sắt cũng có tác hại không kém gì thiếu sắt vì sắt là kim loại nặng gây độc cho mô cho tế bào. Vì vậy nếu trẻ có thiếu máu, thiếu sắt nhẹ nên có chế độ ăn uống dinh dưỡng đủ sắt, vitamin C.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thuốc hoặc sản phẩm quảng cáo bổ sung sắt. Vậy bác sĩ có thể nói rõ khi nào cần bổ sung thuốc sắt?

BS: Trước hết tôi xin nhấn mạnh là khi trẻ thiếu sắt ở mức độ vừa thì cần bổ sung sắt cho trẻ, nhưng khi bổ sung sắt bằng thuốc thì bác sĩ phải cân nhắc. Khi trẻ thiếu sắt ở mức độ nhẹ thì tốt nhất là bác sĩ nên tư vấn về dinh dưỡng cho trẻ, cho ăn những thức ăn giàu sắt để hấp thu sắt qua thức ăn.

Trường hợp trẻ bị thiếu máu ở mức độ vừa đến mức độ nặng cần phải bổ sung sắt một cách nhanh chóng thì cần đặt ra việc sử dụng thuốc có sắt, nhưng phải được đánh giá qua các xét nghiệm, kinh nghiệm của bác sĩ và tình trạng thực tế của trẻ.

Hiện nay, một số bác sĩ có chỉ định bổ sung sắt theo tôi là quá rộng, có nơi còn cho sắt như một loại thuốc bổ phổ thông. Điều đó không tốt vì như trên đã nói thừa sắt cũng có tác hại không kém thiếu sắt.

Khi cần bổ sung sắt cho trẻ, đặc biệt là lứa tuổi dậy thì cần chú ý chọn sản phẩm có công thức dành riêng cho lứa tuổi này, đây là giai đoạn bé gái thiếu máu do chu kỳ kinh hàng tháng cần được bổ sung sắt thường xuyên. Nên chọn viên uống bổ sung sắt hữu cơ sẽ giúp cơ thể trẻ hấp thụ tốt hơn mà không có tác dụng phụ, hơn nữa nên kết hợp cùng với Axit folic, Vitamin B12,Vitamin E, Kẽm nano để cung cấp đủ các dưỡng chất cho trẻ.

Tuy nhiên, khi bổ sung sắt thường gây ra táo bón, nóng trong, nên bổ sung thêm Dầu mè đen giúp nhuận tràng, giảm tác dụng phụ do sắt gây ra. Tôi xin nhấn mạnh trẻ đang nhiễm trùng thì không nên bổ sung sắt vì có thể khiến tình trạng nhiễm trùng nặng hơn.

Xin cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ tư vấn phương pháp bổ sung sắt an toàn – phù hợp cho sức khỏe bạn gái trong độ tuổi dậy thì, vui lòng liên hệ: 1900.1259 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư: Khoedep@bacsituvan.vn. Cảm ơn bạn đã quan tâm!


Bài viết cùng chuyên mục