Bổ sung sắt cho bé như thế nào là hợp lý?
18/03/2017 - 1815 lượt xem
Bổ sung sắt cho bé giúp cơ thể bé khỏe mạnh và có đầy đủ năng lượng để đảm bảo cho quá trình phát triển thể lực và trí tuệ. Nhưng hiện nay có nhiều bé gặp phải tình trạng thiếu sắt. Vậy mẹ nên bổ sung sắt cho bé như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?
Vì sao cần bổ sung sắt cho bé?
Sắt là một vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến số lượng hồng cầu trong máu. Thông thường trẻ sơ sinh thường có hệ thống miễn dịch và sức đề kháng yếu nên cần cung cấp đủ sắt để giúp bé phòng bệnh tật và không thiếu máu.
Hầu hết lượng sắt mà bé hấp thụ vào cơ thể đều bắt nguồn từ sữa mẹ. Do đó, mẹ phải có chế độ ăn uống sau sinh đảm bảo đầy đủ sắt cho mình và cho con.
Đặc biệt cần bổ sung sắt cho bé nhiều hơn giai đoạn tháng thứ 6 trở đi vì lúc này lượng sắt trong cơ thể bé sẽ ít hơn. Chính vì vậy, trong quá trình ăn dặm, mẹ cần cho bé ăn đa dạng các thực phẩm giàu sắt để bé khỏe mạnh và phát triển ổn định.
Thông thường, nhu cầu sắt hàng ngày của trẻ tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính của trẻ, theo khuyến cáo của bộ y tế thì mức bổ sung sắt an toàn nhất cho trẻ cụ thể như sau: bé mới sinh từ 0 – 6 tháng tuổi cần cung cấp 0,6 – 1mg/ngày. Từ tháng thứ 7 – 12 cần cung cấp 11mg/ ngày. Từ 1– 3 tuổi cần cung cấp 9mg/ngày. Từ 4 – 8 tuổi cần 10mg/ngày. Bé trai từ 9 – 13 tuổi cần cung cấp 8mg/ngày và từ 14 – 18 tuổi cần 11mg/ngày. Bé gái từ 9 – 13 tuổi cần cung cấp 8mg/ngày và từ 14 – 18 tuổi cần 15mg/ngày.
Những dấu hiệu cho thấy bé bị thiếu sắt
Không phải bé nào sinh ra cũng có đủ sắt mà do nhiều nguyên nhân bé gặp phải tình trạng này. Ngoài sinh non và cơ thể bé yếu nên không thể hấp thụ được sắt, sữa mẹ nghèo dinh dưỡng cũng được xem là một trong những yếu tố quan trọng. Không những vậy, khi bé bước vào thời điểm ăn dặm nhưng không có đủ chất sắt cũng ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất.
Bé bị thiếu sắt sẽ gặp phải một số dấu hiệu cơ bản sau đây như: bé hay biếng ăn, quấy khóc, đi đứng chậm chạp hơn so với các bé bình thường. Không những vậy, nếu quan sát kĩ mẹ sẽ thấy vùng tóc sau gáy của bé có hiện tượng rụng và khá mỏng, bé chậm tăng cân, còi cọc. Bề ngoài da bé xanh xao, thiếu sức sống và không được năng động…
Bổ sung sắt cho bé bằng cách nào?
Mẹ nên cho bé đi khám và thử máu để nắm rõ tình trạng sức khỏe từ đó sẽ điều chỉnh lượng sắt cho phù hợp. Mẹ có thể bổ sung sắt cho con bằng những con đường thực phẩm giàu sắt trong chế độ ăn hàng ngày hoặc có thể bổ sung bằng đường uống, cụ thể như sau:
Bổ sung sắt cho bé bằng thực phẩm giàu sắt:
Bổ sung sắt bằng thực phẩm giàu sắt là cách thường áp dụng cho những bé bị thiếu sắt ở thể nhẹ, trẻ biếng ăn nhưng chưa dẫn đến thiếu máu. Có 2 loại sắt được tìm thấy trong chế độ ăn uống hàng ngày: sắt từ thực vật và sắt từ động vật.
Sắt từ động vật: Các loại thịt giàu sắt như thịt bò, thịt cừu hoặc thịt lợn, gia cầm như gà hoặc gà tây, cá và tôm, cua, cá mòi cá hồi/cá ngừ, bộ phận nội tạng như gan và thận.
Sắt từ thực vật: Thực phẩm có chứa sắt bao gồm: ngũ cốc nguyên hạt (như bánh mì và ngũ cốc ăn sáng), đậu nướng, đậu khô, đậu, đậu lăng, trứng, bơ đậu phộng, các loại hạt, các loại rau lá xanh như rau bina, bông cải xanh hay trái cây khô như nho, mơ, trà là, mận khô.
Để tăng hấp thu sắt từ thực phẩm, mẹ cần lưu ý những điều sau:
– Không nên cho bé ăn ổi hoặc uống trà xanh cùng với các thực phẩm chứa sắt, vì chất tanin có trong trà xanh và ổi sẽ làm giảm hấp thu chất sắt.
– Cho bé ăn kết hợp với nhóm thực phẩm giàu Vitamin C như cam, chanh, bưởi, … với những thực phẩm giàu sắt giúp tăng hiệu quả hấp thu chất sắt.
– Không nên uống sữa sau khi ăn những thực phẩm giàu sắt và canxi có trong sữa sẽ giảm hấp thu sắt trong cơ thể.
Bổ sung sắt cho bé bằng thuốc:
Bổ sung sắt cho bé bằng thuốc là cách áp dụng với những bé bị thiếu sắt thể nặng hơn, đã có biểu hiện của thiếu máu do thiếu sắt. Mẹ lưu ý với trường hợp này không nên tự ý mua về dùng cho bé. Bởi nếu không cẩn thận sẽ dẫn đến tình trạng thừa sắt cũng sẽ gây nguy hại.
Khi cơ thể bị thừa sắt sẽ dẫn đến rối loạn sinh lý, rối loạn chức năng nội tạng. Triệu chứng của việc hiện tượng thừa sắt là trẻ sẽ cảm thấy khó tiêu hóa, chán ăn, đau bụng, táo bón, buồn nôn…. Nguy hiểm hơn là xuất hiện các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, ra mồ hôi, tim đập nhanh, thậm chí gây rối loạn chức năng gan và thận.
Bổ sung sắt cho bé gái tuổi dậy thì cần chọn sản phẩm có công thức riêng dành cho độ tuổi này. Đặc biệt, nên chọn viên uống bổ sung sắt hữu cơ, đi kèm acid folic, dầu mè đen, Vitamin B12…. để tránh được tác dụng phụ, giúp trẻ hấp thụ sắt tốt hơn, phòng ngừa được tình trạng thiếu máu thiếu sắt mỗi lần đến chu kỳ kinh.
Bác sĩ tư vấn phương pháp bổ sung sắt an toàn – phù hợp cho sức khỏe bạn gái trong độ tuổi dậy thì, vui lòng liên hệ: 1900.1259 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư: Khoedep@bacsituvan.vn. Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Tags: Bổ sung sắt cho trẻ
Bài viết cùng chuyên mục
- Uống sắt vào thời điểm nào trong ngày để tốt cho cả mẹ lẫn con
- Vì sao nên uống sắt với nước cam?
- Cách khắc phục hiện tượng uống sắt đi ngoài màu đen
- Tổng hợp những thông tin hữu ích nhất về bệnh thiếu sắt
- Hướng dẫn cách bổ sung sắt hiệu quả cho tất cả mọi người
- Thực phẩm chức năng và thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt?
- Thuốc sắt dạng nước cho bà bầu tốt nhất hiện nay
- Mẹ có nên bổ sung sắt sau sinh không?
- Bà bầu cần bao nhiêu sắt mỗi ngày để thai nhi phát triển tốt nhất?
- Bà bầu uống sắt đến tháng thứ mấy?
- Có nên uống acid folic trước khi mang thai không?