Phụ nữ cần bổ sung sắt trong thực phẩm thế nào?

15/04/2017    -  3885 lượt xem

Bổ sung sắt trong thực phẩm là phương pháp đơn giản giúp phụ nữ phòng chống thiếu sắt,
thiếu máu hàng ngày. Bởi sắt là yếu tố cần thiết cho việc tạo ra các tế bào hồng cầu
hemoglobin (Hb) trong máu, giúp mang oxy đến tất cả bộ phận của cơ thể. Và hầu hết
phụ nữ bị thiếu hụt Hemoglobin do nhiều nguyên nhân, như mệt mỏi, căng thẳng, chế độ
dinh dưỡng không đảm bảo và nhất là do mất máu thời kỳ kinh nguyệt.

Kết quả là, họ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức rất nhanh. Do đó, việc tiêu thụ
sắt là thực sự cần thiết. Bạn có thể bổ sung sắt bằng việc cung cấp những thực phẩm giàu
chất sắt vào bữa ăn hằng ngày.

Những thực phẩm bổ sung sắt cho phụ nữ

Chất sắt có nhiều trong các loại thịt cá đỏ như cá ngừ, thịt heo, thịt bò…thịt trắng như gia
cầm thì ít hơn. Chất sắt còn có nhiều trong gan, huyết, lòng đỏ trứng hoặc rau xanh như
bồ ngót, rau muống, rau dền… và các loại đậu hạt. Sắt từ thức ăn có nguồn gốc động vật
sẽ dễ hấp thụ hơn nguồn gốc thực vật. Trong bữa ăn nên có rau xanh hoặc ngay sau bữa
ăn chính nên dùng thêm trái cây tươi giàu Vitamin C như: Chanh, cam, bưởi, táo, sơ ri,
đu đủ, chuối…giúp hấp thụ tốt chất sắt từ bữa ăn.

Quả bơ, chuối

Trong quả bơ chứa hàm lượng chất xơ, sắt, vitamin, kali và các khoáng chất rất cần thiết
khác. Chuối là nguồn thực phẩm dồi dào sắt, khoáng chất thiết yếu cho mẹ bầu. Ăn chuối
vào bữa sáng là sự lựa chọn hoàn hảo để điều trị và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cho
phụ nữ. Bên cạnh đó, chuối còn giúp chị em giảm triệu chứng táo bón hiệu quả.

Súp lơ xanh

Đây là loại rau lá xanh thẫm bổ sung đầy đủ lượng sắt cần thiết để tránh thiếu máu trong
cơ thể. Bông cải xanh có giá trị dinh dưỡng rất lớn, đồng thời cũng là nguồn thực phẩm
giàu chất sắt, protein, canxi, Vitamin A, Vitamin C, crom…

Bí ngô

Thành phần dinh dưỡng trong quả bí ngô khá đầy đủ với nhiều protein, carotene, vitamin,
canxi, sắt, amino axit…Nghiên cứu gần đây cho thấy, kẽm trong bí ngô trực tiếp ảnh
hưởng đến chức năng thành thục của hồng cầu, chất sắt lại là nguyên tố vi lượng cơ bản
tạo hemoglobin giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể.

Các loại hạt

Các loại hạt sấy khô như hướng dương, hạnh nhân, hạt bí, đậu phụ, điều…là nguồn chất
sắt dồi dài để ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Bạn nên ăn những loại hạt này thay cho đồ ăn
vặt hàng ngày.

Động vật thân mềm

Những loại động vật thân mềm như sò, hàu, trai, sò, điệp, ốc… không chỉ giúp bạn tạo ra
những món ăn lạ miệng, hấp dẫn mà còn chứa lượng lớn chất sắt. Hãy thêm vào chế độ
ăn uống hằng ngày để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

Thịt bò

 

Mỗi phần thịt bò chứa 2,5-3 mg sắt. Sắt từ động vật được coi là heme-sắt (cơ thể dễ hấp
thu hơn). Phần nạc của thịt bò thường giàu sắt hơn phần chứa gân hoặc chất béo. Vì thế,
nên loại bỏ gân – mỡ bò trước khi chế biến. Bạn nên bổ sung thịt bò vào chế độ ăn hàng
ngày để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Sắt từ nguồn động vật cũng dễ dàng hấp thụ hơn
từ thực vật.

Mật ong

Nếu bạn bị thiếu máu trong thời gian làm việc mệt mỏi, thường xuyên chóng mặt, đừng
quên bổ sung mật ong vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Mật ong rất có lợi trong việc
ngăn ngừa thiếu máu và làm đẹp cho phụ nữ.

Lòng đỏ trứng gà

Trứng gà là nguồn thực phẩm dồi dào chất dinh dưỡng như protein, canxi, photpho, sắt,
chất khoáng, các men, hormone và nhiều vitamin có lợi cho sự phát triển của thai nhi
cũng như sức khỏe bà bầu. Đặc biệt hầu như các chất dinh dưỡng trong quả trứng gà đều
tập trung ở lòng đỏ. Ngoài ra, lòng đỏ trứng có cả các vitamin tan trong nước (B1, B6) và
vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, K) rất tốt cho sức khỏe phụ nữ.

Những lưu ý khi bổ sung sắt trong thực phẩm cho phụ nữ

Tránh nấu các loại thực phẩm chứa chất sắt quá lâu, việc này có thể làm mất đi một lượng
đáng kể các dưỡng chất.

Nguồn canxi trong sữa và các loại sản phẩm chế biến từ sữa có thể gây khó khăn cho cơ
thể trong việc hấp thụ chất sắt. Vì vậy nên dùng hai loại thực phẩm này cách nhau ít nhất
1 tiếng đồng hồ.

Bất kỳ chất nào trong cơ thể nếu bổ sung quá nhiều cũng không tốt. Cần kiểm tra lượng
sắt trong cơ thể để có chế độ bổ sung sắt hợp lý.

Khi bị thiếu máu trầm trọng hơn nên bổ sung thuốc bổ máu và đương nhiên những loại
thuốc này nên có sự chỉ định của bác sĩ.

Nên bổ sung viên sắt dạng hữu cơ chứa đầy đủ các thành phần quan trọng: Sắt hữu cơ,
Axit folic, Vitamin B12, Vitamin E, Dầu mè đen, Kẽm…giúp tăng cường sức đề kháng,
bổ sung sắt, bổ máu cho cơ thể và tránh tình trạng táo bón hay nóng trong do tác dụng
phụ của sắt.


Bài viết cùng chuyên mục