Mách bạn 2 cách bổ sung sắt cho cơ thể hấp thu hiệu quả nhất
20/04/2017 - 6884 lượt xem
Sắt là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng và phổ biến nhất trong cơ thể. Không những giúp lưu trữ và vận chuyển khí oxy đến tế bào hồng cầu, sắt còn cần thiết cho quá trình tạo tế bào mới, dẫn truyền thần kinh. Thiếu hụt sắt là vấn đề mà nhiều người gặp phải, thể hiện bởi những triệu chứng như buồn ngủ kinh niên, thờ ơ, mệt mỏi và lạnh chân hoặc tay.
Có 2 cách bổ sung sắt cho cơ thể, giúp hấp thu hiệu quả nhất đó chính là bổ sung sắt quan chế độ ăn hàng ngày và bổ sung sắt qua các loại thuốc bổ sung sắt. Tuy nhiên, trước khi bổ sung sắt, chúng ta cần biết vì sao cơ thể phải bổ sung sắt mỗi ngày, để từ đó đưa ra cách bổ sung sắt hiệu quả nhất.
Vì sao cần bổ sung sắt mỗi ngày?
Sắt có nhiệm vụ thiết yếu trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, giúp vận chuyển oxy trong máu, tổng hợp DNA, sản xuất năng lượng và có chức năng miễn dịch tốt. Nếu như cơ thể thiếu sắt sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, hoạt động của cơ thể và cả trí não.
Những người ở tuổi vị thành niên thiếu sắt sẽ kém thông minh do các hoạt động tiêu cực của bộ não, người già kém minh mẫn hay bị đột quỵ và tai biến, phụ nữ mang thai mà thiếu sắt sẽ dẫn đến sinh non.
Theo nghiên cứu khoa học thì những nam giới từ 1 đến 18 tuổi mỗi ngày cần 8 – 11 mg còn người lớn tuổi hơn cần 8mg. Đối với phụ nữ từ 15 đến 50 tuổi cần bổ sung sắt là 15 đến 18 mg mỗi ngày. Phụ nữ mang thai chắc chắn cần sắt nhiều hơn đó là 27mg, nhưng trong quá trình cho con bú chỉ cần khoảng 10mg/ngày.
Đối tượng nào có nguy cơ cao?
Phụ nữ: Mất máu trong những kỳ kinh nhiều là một yếu tố nguy cơ cao khiến nồng độ sắt thấp. Thai nghén cũng là một nguyên nhân hay gặp khác – Khi bạn mang thai cần bổ sung thêm sắt để thai nhi được khỏe mạnh.
Những người ăn chay: Thịt và các thực phẩm từ động vật là nguồn cung cấp sắt tốt nhất, vì vậy những người ăn chay thường xuyên dễ bị thiếu sắt.
Những người mắc bệnh đường tiêu hóa: Những người hấp thu kém chất dinh dưỡng do bệnh đường ruột, hội chứng ruột kích thích có nguy cơ cao.
Thiếu sắt gây ra nhiều triệu chứng, bao gồm mệt mỏi, cảm giác thở gấp, chóng mặt, đau đầu, mạch nhanh, da nhợt nhạt, móng khô, cảm giác ngứa toàn thân, rụng tóc, đau họng, lở miệng, khó nuốt và mất cảm giác ngon miệng, thậm chí là đau thắt ngực.
Những dấu hiệu nhận biết cơ thể đang thiếu sắt
Ban đầu, các triệu chứng thiếu sắt có thể không biểu hiện rõ ràng khiến bạn không chú ý. Tuy nhiên, khi cơ thể thiếu máu tăng lên, các dấu hiệu và triệu chứng sẽ tăng lên thường hay gặp sau:
– Mệt mỏi, da xanh tái, nhợt nhạt.
– Đau, tức ngực, khó thở.
– Nhiễm trùng thường xuyên.
– Đau đầu, chóng mặt hoặc đầu lâng lâng.
– Bàn tay và bàn chân lạnh.
– Móng tay giòn, dễ gãy.
– Cảm giác khó chịu hoặc ngứa ran ở chân.
Nguyên nhân gây thiếu sắt
Thiếu sắt thường gặp ở nhiều lứa tuổi như trẻ em, trẻ dậy thì, phụ nữ mang thai, … với nhiều nguyên nhân khác nhau:
– Chế độ ăn thiếu chất sắt.
– Hệ tiêu hóa hấp thu sắt kém.
– Mất sắt quá nhiều do chảy máu cấp hoặc mạn tính.
– Bổ sung sắt cùng với các chất ức chế hấp thu sắt.
Cách bổ sung sắt cho cơ thể hấp thu hiệu quả nhất
Bổ sung sắt cho cơ thể có 2 cách: một là bổ sung sắt qua chế độ ăn và hai là bổ sung sắt qua các loại thuốc bổ sung sắt.
Bổ sung sắt qua chế độ ăn:
Những nguồn thực phẩm giàu chất sắt và được cơ thể hấp thu tốt nhất gồm có các loại thịt màu đỏ: gan động vật, thịt bò, hải sản, các loại rau như: rau bồ ngót, rau muống, các loại hạt và đậu (trừ đậu nành), các loại trái cây giàu Vitamin C như: cam, quýt, bưởi….cũng có tác dụng giúp hấp thụ sắt tốt hơn.
Bổ sung sắt qua thuốc sắt:
Đối với bổ sung sắt qua thuốc, cách bổ sung thông thường là uống viên bổ sung hoặc ống thuốc nước có chứa sắt và các yếu tố tạo máu khác với liều bổ sung hàng ngày vào khoảng 1 viên hoặc ống. Sắt hấp thụ trong môi trường axit và hay kích ứng đường tiêu hóa cho nên cần uống dạng sắt hữu cơ kết hợp với các thành phần tạo máu và chống táo bón để dễ hấp thụ và đầy đủ hơn.
Thời gian bổ sung sắt kéo dài bao lâu sẽ tùy theo từng trường hợp cụ thể, ví dụ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và trẻ em gái bắt đầu có kinh nguyệt nên uống thường xuyên mỗi tuần 1 – 2 viên; thai phụ nên uống mỗi ngày 1 viên cho đến sau sinh từ 1 – 3 tháng, sau đó sẽ uống duy trì mỗi tuần 1 – 2 viên. Nên chọn viên uống bổ sung sắt dạng hữu cơ, kết hợp với Acid folic, Vitamin B12, Vitamin E, Kẽm nano, Dầu mè đen giúp nhuận tràng, giảm táo bón khi bổ sung sắt.
Bác sĩ tư vấn – giải đáp thắc mắc về vấn đề bổ sung sắt hợp lý cho cơ thể, mời bạn liên hệ: 1900.1259 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư: Khoedep@bacsituvan.vn. Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Bài viết cùng chuyên mục
- Uống sắt vào thời điểm nào trong ngày để tốt cho cả mẹ lẫn con
- Vì sao nên uống sắt với nước cam?
- Cách khắc phục hiện tượng uống sắt đi ngoài màu đen
- Tổng hợp những thông tin hữu ích nhất về bệnh thiếu sắt
- Hướng dẫn cách bổ sung sắt hiệu quả cho tất cả mọi người
- Thực phẩm chức năng và thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt?
- Thuốc sắt dạng nước cho bà bầu tốt nhất hiện nay
- Mẹ có nên bổ sung sắt sau sinh không?
- Bà bầu cần bao nhiêu sắt mỗi ngày để thai nhi phát triển tốt nhất?
- Bà bầu uống sắt đến tháng thứ mấy?
- Có nên uống acid folic trước khi mang thai không?