Cách bổ sung sắt cho trẻ vị thành niên “dậy thì thành công”

24/04/2017    -  4142 lượt xem

Việc bổ sung sắt từ thực phẩm rất cần thiết đối với sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhu cầu sắt đối với mỗi người sẽ là khác nhau và phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và sức khỏe. Vậy cách bổ sung sắt cho trẻ vị thành niên như thế nào?.

Có một câu hỏi đặt ra là: Chất dinh dưỡng nào mà thường thiếu nhiều nhất trong chế độ dinh dưỡng của con bạn?. Trong khi mọi người thường cho là Canxi thì câu trả lời đúng phải là sắt.

Khi trẻ lớn lên, khối lượng cơ thể cũng phát triển theo và thể tích tuần hoàn cũng tăng, do đó làm tăng nhu cầu đối với sắt. Các bạn gái cũng cần được cung cấp sắt để bù đắp cho lượng mất đi trong chu kỳ kinh nguyệt. Những người có thói quen ăn chay có thể có nguy cơ thiếu hụt sắt cao hơn do sắt chứa rất ít trong thực vật. Một nghiên cứu còn chỉ ra rằng những thanh thiếu niên thừa cân hay béo phì cũng là những đối tượng có nguy cơ thiếu
sắt cao.

Chức năng của sắt trong cơ thể

Sắt đóng vai trò quan trọng hỗ trợ nhiều chức năng của cơ thể do sắt trong máu giúp vận chuyển oxy tới phổi, cơ và các bộ phận khác. Sắt cũng liên quan đến hoạt động của não bộ và giúp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Cơ thể sẽ phản ứng thế nào khi thiếu hụt sắt

Trong thời niên thiếu, cơ thể của trẻ có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, kéo theo đó là việc tăng nhu cầu về chất sắt và chất dinh dưỡng khác. Trong giai đoạn này, nếu những nhu cầu về các chất cần thiết cho sự phát triển không được đáp ứng đầy đủ, sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu vitamin hoặc khoáng chất, đặc biệt là chất sắt.

Hemoglobin có trách nhiệm mang oxy đến các mô và cơ thể cần chất sắt để tạo nên nó. Thiếu máu xảy ra khi mức hemoglobin giảm trong các tế bào hồng cầu do không có đủ chất sắt trong máu. Đây gọi là tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, và hệ lụy của nó là các cơ quan trong cơ thể sẽ không thể nhận được lượng oxy cần thiết.

Các biểu hiện bên ngoài như da nhợt nhạt, lưỡi sưng, tay chân lạnh, móng tay dễ gãy,… cho đến các biểu hiện về thể chất như mất ngủ, mệt mỏi, kém tập trung, suy nghĩ sương mù, dễ bị kích thích,… hay gặp ở những trẻ bị thiếu máu.

Kết quả học tập của trẻ bị thiếu máu cũng thấp hơn hẳn so với trẻ bình thường. Hiện tượng thiếu oxy trong máu về lâu dài có thể làm tổn thương tim, não và các cơ quan khác của cơ thể. Vấn đề này có thể khắc phục được sau khi cải thiện chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu tình trạng nặng hơn và đã kéo dài, phải dùng đến biện pháp bổ sung thêm viên sắt.

Cách bổ sung sắt cho trẻ vị thành niên “dậy thì thành công”

Thiếu sắt là một nguy cơ ở trẻ vị thành niên, đặc biệt là đối với trẻ gái một khi chúng bước vào kỳ kinh nguyệt đầu tiên.

Dù thiếu sắt là hiện tượng phổ biến hơn ở trẻ gái tuổi teen do kinh nguyệt, chế độ ăn kiêng, … thanh thiếu niên nam cũng có thể gặp phải tình trạng này do vận động thể dục thể thao, nhiều chế độ dinh dưỡng không hợp lý, mất cân bằng.

Do đó, trẻ nam vị thành niên nên uống 19mg sắt mỗi ngày và các bé gái vị thành niên nên bổ sung đủ 18mg khi chưa có kinh nguyệt, con số khi có kinh nguyệt là 43mg. Dù không phổ biến nhưng trẻ em theo chế độ ăn chay cũng cần được bổ sung sắt.

Cần chú ý bổ sung thêm thực phẩm chức nhiều vitamin C hỗ trợ hấp thu sắt như bưởi, cam, chanh, ổi, dâu tây, quýt, … và tránh một số loại thực phẩm có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt từ 50 – 60% là cà phê hoặc trà.

Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu phổ biến nhất. Tuy nhiên, đây là loại dễ điều trị nhất nếu sớm được phát hiện. Đơn giản là chỉ cần cân đối lại chế độ dinh dưỡng, bổ sung sắt cho trẻ vị thành niên bằng những thực phẩm có chức năng tạo máu rất mạnh sau đây:

 Nhóm thịt: Thịt bò, lợn, gà, vịt, …

 Nhóm hải sản: Các loại hải sản như tôm, cua, trai, sò, cá thu, cá hồi, …

 Nhóm rau củ quả: Nho, đu đủ, bí ngô, khoai tây, các loại rau có màu xanh đậm như cần tây, rau đay, rau dền, bông cải xanh và đặc biệt là cải bó xôi.

 Nhóm đậu hạt: Các loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu tương, … Các loại hạt như hạt dẻ, hạnh nhân, hạt điều, …

 Nhóm khác: Trứng, gan và các loại nội tạng khác.

Sắt có nguồn gốc từ động vật (sắt hem) sẽ dễ hấp thụ, trong khi sắt nguồn gốc thực vật có thể sử dụng kèm với các thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường khả năng hấp thụ. Ví dụ, bạn có thể cho trẻ ăn ngũ cốc dinh dưỡng bổ sung sắt kèm với nước ép bưởi, đậu nấu chín với cà chua. Nấu thức ăn trong những dụng cụ bằng sắt cũng có thể làm tăng thêm lượng sắt trong món ăn.

Một số đồ ăn và thức uống có thể hạn chế việc hấp thụ sắt của cơ thể khi ăn uống cùng một lúc. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng để giúp bạn xây dựng được một thực đơn đầy đủ dưỡng chất và cung cấp đủ sắt cho trẻ. Đồng thời, cần hạn chế những tương tác bất lợi giữa các chất.

Việc bổ sung sắt bằng thực phẩm chức năng chỉ nên làm khi có chỉ định của bác sĩ và trẻ em được theo dõi chặt chẽ bằng việc xét nghiệm máu định kỳ do hàm lượng sắt quá cao cũng có thể gây hại cho cơ thể.

Nên chọn viên uống bổ sung sắt đảm bảo uy tín, chất lượng và nhiều người tin dùng. Sản phẩm bổ sung cần đủ những yếu tố như: Sắt dạng hữu cơ sẽ giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn, không gây tác dụng phụ khi bổ sung, nên kết hợp với các dưỡng chất giúp tạo máu như: Acid folic, Vitamin B12, …cùng với các dưỡng chất hiệp đồng Vitamin E, Dầu mè đen giúp nhuận tràng, không to táo bón khi bổ sung sắt. Đặc biệt, chọn sản phẩm có công thức dành riêng cho lứa tuổi vị thành niên để có được hiệu quả cao nhất khi bổ sung sắt.

Tư vấn miễn phí sức khỏe bạn gái trong độ tuổi dậy thì, vui lòng liên hệ: 1900.1259 hoặc gửi về hòm thư: Khoedep@bacsituvan.vn. Cảm ơn bạn đã quan tâm!


Bài viết cùng chuyên mục