Giải mã rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì
08/05/2017 - 86183 lượt xem
Đối với một cô gái, giai đoạn khó khăn và đầy bỡ ngỡ nhất chính là lúc dậy thì bởi nó đánh dấu sự thay đổi rất lớn về cả tâm sinh lý lẫn ý thức về giới tính. Nếu bạn đang trong độ tuổi này, bạn có tò mò vì sao mình có kinh nguyệt hay lo lắng khi gặp phải những vấn đề rối loạn kinh nguyệt ? Nếu bạn là phụ huynh, bạn có nghĩ rằng mình chính là người cần nắm rõ để giải thích cho con gái yêu về những vấn đề tế nhị khó nói của kinh nguyệt qua bài viết sau đây nhé!
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là gì?
Rối loạn kinh nguyệt là sự bất thường của chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới, với những biểu hiện như: vòng kinh thường không đều, chu kỳ kinh ngắn, kinh nguyệt thưa hoặc không có kinh (trong trường hợp trên 18 tuổi mà chưa có kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt biến mất 3 tháng mới có lại). Ngoài ra còn có các biểu hiện đi kèm như đau bụng kinh, lượng máu kinh ra bất thường hoặc có mùi hôi khó chịu.
Đối với nữ giới, khi mới bắt đầu hành kinh khoảng 2 – 3 năm đầu, chức năng của buồng trứng còn chưa phát triển hoàn thiện, do đó hành kinh chưa đi vào chu kỳ đều đặn. Trong những vòng kinh không rụng trứng, vì sự thiếu hụt Progesterone nên các bạn gái có biểu hiện chu kỳ kinh dài, khi có kinh nguyệt ra nhiều hoặc kéo dài. Tình trạng này được gọi là rong kinh tuổi dậy thì.
Sau khoảng thời gian đó, hành kinh sẽ đi vào hoạt động theo quy luật nhất định được gọi là “chu kỳ”. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường thường kéo dài khoảng 21 ngày hoặc dài hơn 35 ngày. Đối với đa số phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trong khoảng 25 – 30 ngày. Sự thay đổi số ngày trong mỗi chu kỳ qua các tháng là bình thường.
Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì
Thứ nhất: Do buồng trứng chưa phát triển đầy đủ
Trong khoảng thời gian dậy thì, các bạn gái có buồng trứng hoạt động chưa ổn định. Chính vì thế dễ dẫn đến tình trạng phóng noãn không đều đặn, có tháng không có hiện tượng phóng noãn, có tháng lại xảy ra hiện tượng phóng noãn 2 lần. Đây là nguyên nhân khiến cho con gái chúng mình thường gặp phải hiện tượng kinh nguyệt nhiều lần trong một tháng hoặc có thể không có kinh nguyệt trong vòng 2-3 tháng thậm chí lâu hơn.
Thứ hai: Do bị rối loạn nội tiết tố
Cơ thể nữ giới khi đến tuổi dậy thì sẽ có sự hoạt động của hai nội tiết tố nữ là progesterone và estrogen. Đây là hai loại nội tiết tố giúp cho các bạn nữ giữ được những đặc trưng giới tính của mình. Tuy nhiên, khi mới dậy thì 2 loại nội tiết tố thường mất cân bằng do vậy dễ gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt cho bạn gái.
Thứ ba: Do tâm lý chưa ổn định
Đô tuổi dậy thì, các bạn nữ không chỉ thay đổi về sinh lý mà còn có sự thay đổi về tâm lý. Việc biến đổi tâm lý đã ít nhiều ảnh hưởng đến kỳ kinh của bạn gái. Tùy thuộc vào mỗi người mà mức độ ảnh hưởng của tâm lý đến chu kỳ kinh nguyệt cũng khác nhau. Nếu bạn gái thường có tâm trạng không tốt thì dễ gây ra hiện tượng bị rối loạn kinh nguyệt.
Thứ tư: Do chế độ sinh hoạt, ăn uống chưa điều độ
Tuổi dậy thì các bạn chưa thật sự ý thức được cách sinh hoạt hay nếp sống thế nào cho phù hợp. Chính vì thế, việc thường xuyên dậy sớm, thức khuya, học tập căng thẳng…cũng ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt của bạn nữ.
Thứ năm: Do vận động quá sức
Tuổi dậy thì có thói quen tập luyện thể thao hàng ngày rất tốt. Tuy nhiên, việc vận động quá sức trong những ngày gần đến kỳ sẽ khiến cho cơ thể bị tiêu hao nhiều năng lượng, làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Thứ sáu: Do sử dụng thuốc
Với các loại thuốc như kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, viên uống giảm cân,… đều có thể dẫn đến tác dụng phụ là rối loạn kinh nguyệt. Lạm dụng thuốc tránh thai cũng là nguyên nhân làm chậm kinh, dừng có kinh trong một thời gian ngắn.
Các kiểu rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì
Kinh thưa:
Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trong khoảng thời gian từ 21-35 ngày. Tuy nhiên, không ít bạn nữ có vòng kinh kéo dài hơn 39 ngày – đây gọi là hiện tượng kinh nguyệt thưa. Tình trạng này có thể do buồng trứng yếu hơn bình thường và cản trở quá trình tiết hoóc môn.
Hiện tượng kinh thưa ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Trứng rụng ít gây ra hiện tượng kinh nguyệt thưa làm tỷ lệ có thai của các bạn gái bị giảm theo. Nếu hiện tượng kinh thưa kéo dài, bạn nên đến đến ngay các bệnh viện chuyên khoa để khám và có biện pháp chữa bệnh kịp thời.
Kinh mau:
Kinh mau là khi chu kỳ kinh nguyệt cách nhau ít hơn 24 ngày. Tình trạng này có thể do chức năng buồng trứng bị yếu đi hoặc do mất cân bằng nội tiết khi bạn gái bị căng thẳng.
Trong một số trường hợp, kinh mau xảy ra do giai đoạn hoàng thể gặp vấn đề, khiến khoảng thời gian giữa thời gian rụng trứng và ngày “đèn đỏ” rút ngắn lại do mức progesterone quá thấp. Và nếu mức progesterone thấp, lớp niêm mạc tử cung sẽ không đủ dày, khiến khó thụ thai hoặc nếu có thai cũng sẽ dễ bị sảy.
Kinh nguyệt kéo dài và nhiều (rong kinh):
Kinh nguyệt kéo dài, hay còn gọi là rong kinh, là khi kỳ “đèn đỏ” của bạn dài quá 8 ngày. Nguyên nhân có thể do bạn bị mất cân bằng nội tiết hoặc có bệnh ở tử cung.
Lý do dẫn đến tình trạng này có thể là do nội tiết tố trong cơ thể chưa ổn định, khiến cho tiết tố buồng trứng không ổn định, dẫn đến rong kinh. Tuy nhiên, bạn cũng cần thận trọng với các triệu chứng như “ra máu” quá nhiều, máu vón cục và sẫm màu, đau bụng dữ dội vì những triệu chứng này có thể do các bệnh như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm nội mạc tử cung, ung thư tử cung, hoặc polyp gây ra đấy.
Kinh nguyệt ít và quá ngắn (chứng ít kinh nguyệt):
Kinh nguyệt chỉ kéo dài trong 1 hoặc 2 ngày với lượng máu kinh ít (dưới 20ml) thì được coi là kinh nguyệt ngắn (cũng được gọi là chứng kinh nguyệt ít).
Các nguyên nhân gây ra kinh nguyệt ngắn là: do rồi loại nội tiết tố; do áp lực tâm lý, thường xuyên bị căng thẳng kéo dài; do nội mạc tử cùng không đủ dày,…
Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì có sao không?
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là hiện tượng tương đối phổ biến và được cho là hiện tượng sinh lý bình thường ở độ tuổi này. Đa phần các bạn nữ sẽ có kinh nguyệt trở lại bình thường sau độ tuổi 20.
Tuy nhiên, nếu sau 20 tuổi mà hiện tượng rối loạn kinh nguyệt chưa được cải thiện thì cần phải đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có cách khắc phục hiệu quả nhất.
Nếu có kèm theo những dấu hiệu bất thường sau thì cần lưu ý kiểm tra, khám để phát hiện sớm bệnh:
– Ngày ra máu kinh kéo dài hơn 7 ngày hoặc ít chỉ trong 1 ngày là hết.
– Rối loạn kinh nguyệt kéo dài kèm theo đau bụng dưới thường xuyên.
– Ra huyết bất thường như: Lượng máu kinh ít và có mùi hôi, màu sắc máu thâm đen, vón cục.
Làm sao để phòng tránh rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì?
Tuổi dậy thì, nếu gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt các bạn gái cũng không nên quá lo lắng. Để cải thiện vấn đề rối loạn kinh nguyệt, hãy đảm bảo:
– Sắp xếp thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lí, tránh thức khuya gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
– Bổ sung vào bữa ăn hàng ngày các nhóm thực phẩm giàu Sắt như: cá, thịt bò, trứng, sữa, pho mát…. Nên ăn nhiều các loại rau và hoa quả, đặc biệt là những loại rau quả có màu đỏ đậm như: cà chua, cà rốt… Hạn chế dùng các loại đồ ăn nhiều chất béo và các loại nước uống có chất kích thích.
Trước, trong và sau chu kỳ kinh nguyệt, các bạn gái nên bổ sung thêm viên uống bổ sung sắt trước và sau thời kỳ kinh nguyệt để phòng tránh bệnh đau bụng kinh và những rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra.
Tuy nhiên cần lựa chọn sắt cần an toàn hiệu quả. Sắt phải từ dạng Ferrous Fumarate (sắt dạng hữu cơ) để tăng cường hấp thu, tránh những tác dụng phụ của việc bổ sung sắt như táo bón, nổi mụn, tiêu chảy…Khi bổ sung sắt nên bổ sung theo dạng chế phẩm có chứa sắt, Vitamin B12 và vitamin E, Kẽm nano cùng với axit folic. Đặc biệt có thành phần Dầu mè đen có trong sản phẩm sắt bổ sung giúp giảm tình trạng táo bón khi sử dụng viên uống bổ sung Sắt.
Những dưỡng chất này đều rất cần thiết cho trẻ tuổi dậy thì, giúp cơ thể phát triển toàn diện, tăng cường sức đề kháng, cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh rất hiệu quả. Nên uống viên sắt trước và sau chu kỳ kinh nguyệt để bảo đảm sức khỏe.
Bài viết cùng chuyên mục
- Uống sắt vào thời điểm nào trong ngày để tốt cho cả mẹ lẫn con
- Tổng hợp những thông tin hữu ích nhất về bệnh thiếu sắt
- Hướng dẫn cách bổ sung sắt hiệu quả cho tất cả mọi người
- Thực phẩm chức năng và thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt?
- Thuốc sắt dạng nước cho bà bầu tốt nhất hiện nay
- Mẹ có nên bổ sung sắt sau sinh không?
- Bà bầu cần bao nhiêu sắt mỗi ngày để thai nhi phát triển tốt nhất?
- Bà bầu uống sắt đến tháng thứ mấy?
- Có nên uống acid folic trước khi mang thai không?
- Dược phẩm Vinh Gia 17 tuổi: Gửi lời tri ân – tặng ngàn quà sức khỏe
- DP Vinh Gia điều chỉnh gói quà tặng Chương trình tích điểm đổi quà 2022