Dấu hiệu thiếu máu và những thực phẩm bổ sung sắt cho bé

29/06/2017    -  1808 lượt xem

Sắt là một trong những vi chất vô cùng quan trọng và cần thiết cho sức khỏe của con người, đặc biệt là đối với trẻ em. Mặc dù hàng ngày nhu cầu sắt của cơ thể không nhiều như Canxi hay Vitamin D, nhưng sắt vẫn là nguồn khoáng chất thiết yếu, góp phần quan trọng hỗ trợ quá trình phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ của trẻ. Vì vậy, cách phát hiện thiếu máu và bổ sung thực phẩm bổ sung sắt cho bé cực kỳ quan trọng mẹ cần phải biết.

Dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu

Thông thường bé bị thiếu sắt không có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào do lượng sắt dự trữ trong cơ thể sụt giảm chậm. Khi bệnh đã chuyển sang thiếu máu, mẹ có thể nhận thấy những dấu hiệu dưới đây của bé.

Bé trở nên suy yếu, kém hoạt bát, mệt mỏi hay quấy khóc, dễ cáu kỉnh. Vẻ ngoài trẻ cũng thay đổi: nước da xanh và niêm mạc nhợt nhạt. Ngoài ra, bé còn trở nên biếng ăn, bị chóng mặt hay cảm thấy có đốm sáng trước mặt.

Thiếu máu do thiếu sắt nếu nặng sẽ làm bé chậm phát triển thể chất và khả năng vận động (chậm biết ngồi, đứng, đi), tóc thưa dễ gãy, dễ rụng, móng tay, móng chân biến dạng, gan lách to…

Bé còn bị giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng nhưng quan trọng nhất là làm giảm chỉ số thông minh, giảm khả năng tư duy, sáng tạo, kết quả học tập kém.

Những thực phẩm bổ sung sắt cho bé

Cách hiệu quả nhất để phòng thiếu máu do thiếu sắt là bổ sung những thực phẩm bổ sung sắt cho bé. Muốn như vậy, trong thực đơn của bé nên thường xuyên có mặt những loại thực phẩm sau.

Các loại thịt đỏ:

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích cha mẹ thường xuyên sử dụng các loại thịt như thịt bò, heo để bổ sung lượng sắt cần thiết cho bé. Thịt có màu đỏ chính là kho sắt dồi dào nhất cho con yêu của bạn. Mẹ nên thêm thịt vào thực đơn ăn dặm cho bé ngay từ khi bé được 7 tháng tuổi. Ngoài việc cung cấp sắt, thịt còn là kho cung cấp chất đạm, béo cho trẻ.

Lòng đỏ trứng:

Lòng đỏ trứng cũng là một thực phẩm giàu chất sắt, trong 100g lòng đỏ trứng gà chứa 7mg sắt. Bên cạnh đó, trứng còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, canxi, phốt pho, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, khi chế biến trứng cho con yêu, mẹ cần phải nấu trứng chín kĩ để diệt hết các vi khuẩn có hại và chỉ nên cho bé ăn trong lần nấu đầu tiên, tuyệt đối không hâm lại vì sẽ có hại cho sức khỏe của bé.

Gan:

Nếu muốn tìm một thực phẩm giàu sắt cho bé, mẹ đừng bỏ qua các loại gan nhé. Những món gan không chỉ mềm, béo và dễ ăn mà còn cung cấp lượng sắt đáng kể cho bé. Nhưng gan là bộ phận dễ tích tụ các chất độc hại từ thức ăn mà động vật tiêu hóa, nên tốt nhất mẹ chỉ nên cho bé ăn gan khi biết chắc chắn nguồn gốc và độ an toàn của món ăn.

Các loại đậu:

Các loại đầu chứa nhiều chất non-heme nên mẹ có thể bổ sung thường xuyên vào chế độ ăn của bé. Nhưng vì chất sắt non heme khó tiêu hóa nên phải đi kèm trợ thủ không thể thiếu là các thực phẩm giàu Vitamin C.

Các phần tối màu trong thịt gia cầm:

Thịt các loại gia cầm như: gà, vịt, chim cút cũng là một nguồn chất sắt lý tưởng cho bé. Nhất là mẹ nên chọn những phần có màu tối như đùi gà vì những phần này chứa nhiều chất sắt hơn những phần thịt trắng xung quanh.

Khoai lang:

Là thực phẩm vừa cung cấp sắt, lại vừa chứa Vitamin C cũng giúp hỗ trợ tiêu thụ sắt trong cơ thể. Mẹ có thể nấu khoai lang cùng với những loại thịt để tăng cường chất sắt trong khẩu phần của bé.

Các loại hoa quả sấy khô:

Nho khô và quả chà là, hay quả mơ khô đều chứa nhiều chất sắt. Do vậy, hãy bổ sung những món ăn vặt này cho bé mỗi ngày mẹ nhé. Bởi các loại trái cây khô thường chứa nhiều đường, mẹ nên giới hạn một lượng vừa phải trong mỗi lần ăn. Một vốc tay của bé là đủ rồi mẹ nhé!

Nấm hương:

Nấm hương hay còn gọi là nấm đông cô chứa lượng sắt khá dồi dào, khoảng 35mcg/100g. Mẹ có thể dùng nấm hương để nấu món cháo thơm ngon mà không kém phần bổ dưỡng cho bé, khi chế biến mẹ đừng quên thái nhỏ, băm nhuyễn để bé dễ ăn hơn.

Các loại ngũ cốc:

Ngũ cốc nguyên hạt, nguyên cám là nguồn cung cấp chất sắt lý tưởng cho bé. Những thực phẩm giàu sắt này còn mang đến nguồn năng lượng chính cho bữa ăn hàng ngày của bé cưng. Mẹ cũng có thể cho con thưởng thức bữa sáng với bột ngũ cốc pha sẵn bổ sung chất sắt nếu bé mới bắt đầu ăn dặm.

Mẹ biết không từ khi được 6 tháng, nguồn sắt dự trữ từ lúc bé đến khi còn trong bụng mẹ đã không còn. Chính vì vậy, mẹ cần cho bé bổ sung sắt từ nhiều loại thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên, nguồn chất sắt từ động vật thường dễ tiêu hóa hơn chất sắt từ thực vật nên mẹ có thể ưu tiên các loại thịt, trứng, gan khi cần tăng cường bổ sung sắt cho con. Ngoài ra, khi chuẩn bị các thực phẩm giàu sắt cho bé, mẹ đừng quên “đính kèm” các thực phẩm giàu vitamin C để hỗ trợ hấp thụ sắt tốt hơn nhé.

Đối với trẻ đến tuổi dậy thì, cơ thể phát triển nhanh cho nên cần một lượng sắt lớn, đặc biệt là đối với các bé gái bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt, việc bổ sung sắt là rất quan trọng. Nếu chỉ bổ sung bằng thực phẩm hàng ngày thì chỉ đáp ứng được cho trẻ 50% còn lại sẽ bị đào thải ra ngoài. Cho nên mẹ cần bổ sung thêm viên uống bổ sung sắt cho trẻ ở giai đoạn này.

Nên chọn viên uống bổ sung sắt phải đảm bảo tiêu chí sắt ở dạng hữu cơ dễ hấp thụ, tránh các tác dụng phụ, đồng thời phải kèm theo các dưỡng chất tạo máu như Axit folic, Vitamin B12, Vitamin E, Kẽm. Nếu có thêm thành phần Dầu mè đen thì càng tốt, sẽ giúp nhuận tràng, tránh được tình trạng táo bón khi bổ sung sắt, mang lại sức khỏe tốt nhất cho trẻ.

Chuyên gia tư vấn cách bổ sung sắt tốt nhất cho trẻ, vui lòng liên hệ: 1900.1259 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư: Khoedep@bacsituvan.vn để được giải đáp miễn phí. Cảm ơn bạn đã quan tâm!


Bài viết cùng chuyên mục