Trẻ bị thiếu sắt nên ăn gì? Nỗi băn khoăn của các mẹ

02/10/2017    -  2293 lượt xem

Trẻ thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu là nguyên nhân khiến trẻ suy dinh dưỡng và chậm tăng cân. Mặc dù có thể trẻ ăn rất tốt tuy nhiên lý do thường gặp là chế độ ăn chưa được hợp lý. Vậy để hiểu rõ hơn, trẻ thiếu sắt nên ăn gì? Bài viết sau sẽ giúp các bậc mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu sắt

Trong thời gian đầu khi trẻ mới bị thiếu sắt chúng ta không thể nhận ra qua cách quan sát từ bên ngoài. Vì trẻ sẽ không có bất kỳ biểu hiện nào cả. Nếu bố mẹ thấy nghi ngờ và không yên tâm về con thì cần cho con đến cơ sở y tế để xét nghiệm máu. Các bác sĩ đã khuyến cáo trẻ từ 9-12 tuổi cần cho đến bệnh viện để xét nghiệm máu xem có bị thiếu sắt hay không.

Sau 1 thời gian thiếu sắt, lượng sắt trong cơ thể trẻ suy giảm sẽ dẫn đến thiếu máu. Tới giai đoạn này, cha mẹ sẽ nhận thấy con mình có những biểu hiện sau đây:

– Khi thấy da dẻ của trẻ nhợt nhạt thay đổi thất thường, lòng bàn tay không được hồng hào.

– Trẻ kém hoạt bát nô đùa hay cáu gắt và quấy bạn.

– Trẻ gầy, còi xương, suy dinh dưỡng và chậm tăng cân hoặc không tăng cân, kém phát triển chiều cao. 

– Trẻ chậm biết đứng, biết đi, tóc thưa, dễ rụng, da xanh.

– Nhịp tim nhanh hơn bình thường, trẻ yếu ớt, mệt mỏi và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.

– Trẻ còn có các biểu hiện lạ là không ăn những thức ăn trẻ thích, chỉ muốn ăn đồ ăn lạ.

Nguyên nhân trẻ thiếu sắt

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ thiếu sắt mà các bạn cần để ý đến, một trong số những nguyên nhân cụ thể và phổ biến sau đây :

– Thực phẩm ăn hàng ngày không cung cấp đủ lượng sắt. Nếu như chỉ ăn các chất đạm, tinh bột thì không thể nào cung cấp đủ dưỡng chất.

– Những trường hợp trẻ đẻ thiếu tháng, đẻ non hoặc mẹ không có sữa để con bú thường xuyên dẫn đến con còi và chậm phát triển. 

– Hệ tiêu hóa của trẻ có khả năng hấp thụ kém, không trao đổi chất và tiêu hóa được dễ gây các bệnh (ỉa chảy, phân lỏng, đi nhiều…). 

– Trẻ hay bị ốm cha mẹ cho dùng nhiều thuốc kháng sinh làm ảnh hưởng tới đường ruột. Gây nên các bệnh trầm trọng về đường ruột bị viêm dẫn đến các bệnh về hệ tiêu hóa. 

– Do di truyền gen từ ông bà, cha mẹ rồi dẫn đến con cái cũng mắc các bệnh thiếu máu.

Trẻ thiếu sắt có nguy hiểm không?

Nhiều mẹ thường không nhận thấy tình trạng thiếu sắt của con mình, bởi nó diễn ra từ từ và khi thiếu máu trở nên nặng hơn sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng sau:

– Trẻ biếng ăn, chậm lớn: Thiếu sắt khiến cơ thể bé trở nên suy yếu, mệt mỏi, thường hay quấy khóc, biếng ăn lâu ngày dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Ngoài ra, trẻ còn có nước da xanh xao, nhợt nhạt như thể “không còn chút sức sống”. 

– Gặp vấn đề về tim: Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu có nghĩa là cơ thể thiếu hồng cầu cung cấp oxy gây nên hiện tượng thiếu oxy đến các cơ quan. Do đó, nhịp tim phải tăng cao để đẩy máu đi khiến tim đập nhanh bất thường, làm rối loạn nhịp thậm chí có thể dẫn đến suy tim rất nguy hiểm.

– Thể chất kém phát triển: Trẻ sơ sinh bị thiếu sắt gây thiếu máu nặng sẽ gặp khó khăn về khả năng vận động như chậm biết ngồi, biết đứng, biết đi. Tóc mọc lưa thưa dễ gãy rụng, móng tay móng chân yếu. 

– Tổn thương thần kinh: Sắt có vai trò quan trọng trong sự phát triển hệ thần kinh của trẻ em. Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu sẽ khiến bé chậm phát triển về trí tuệ, khả năng học tập cũng kém hơn so với những trẻ khác. Trong trường hợp nếu trẻ bị thiếu sắt mãn tính nặng trước 1 tuổi thì cho dù có được bổ sung sắt thì hơn 10 năm sau trí tuệ của bé vẫn bị ảnh hưởng. 

– Sức đề kháng yếu: Trẻ sơ sinh bị thiếu máu có hệ miễn dịch suy yếu, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm họng, viêm phổi, tiêu chảy…

Hàm lượng sắt cần bổ sung cho trẻ theo từng độ tuổi

Các mẹ chú ý lượng sắt cần thiết cho cơ thể của trẻ phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và sức khỏe. 

Độ tuổiBé trai cần lượng sắt (mg/ngày)Bé gái cần lượng sắt (mg/ngày)
Từ 0 – 6 tháng0,27
0,27
Từ 7 – 12 tháng1111
Từ 1 – 3 tuổi77
Từ 4 – 8 tuổi1010
Từ 9 – 13 tuổi88
Từ 14 – 18 tuổi1115

Trẻ thiếu sắt nên ăn gì?

Thiếu sắt sẽ khiến trẻ kém phát triển về mọi mặt, do đó mẹ cần tạo điều kiện bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Đặc biệt lưu ý đến việc bổ sung những thực phẩm giàu chất sắt như:

– Thịt và thịt gia cầm: Đây là những nguồn tuyệt vời của sắt heme, đặc biệt là thịt đỏ và gan. Hãy cố gắng loại bỏ tất cả các phần béo của thịt trước khi nấu vì nó không chứa bất kỳ chất sắt nào. Bạn nên nấu chín thịt trước khi cho bé ăn để bé có thể nhai và tiêu hóa dễ dàng.

– Lòng đỏ trứng: Trứng là một trong những nguồn cung cấp sắt tốt cho trẻ, cũng rất dễ nấu và dễ ăn. Bạn hãy cố gắng kết hợp lòng đỏ trứng vào công thức nấu ăn khác nhau. Điều này đảm bảo rằng, con bạn được bổ sung một hàm lượng sắt lành mạnh thường xuyên mà không phải ăn cùng một thứ mỗi ngày.

– Gạo đỏ và nâu: Đây là các nguồn thực phẩm giàu sắt tuyệt vời cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, những loại gạo này có thể không hấp dẫn con bạn nếu chỉ đơn giản là nấu chín. Hãy thử thêm một chút hương vị cho nó bằng cách khuấy trong rau, trứng, hoặc thịt, tùy thuộc vào thói quen ăn uống của bạn.

– Đậu: Hầu như tất cả các loại đậu đều giàu sắt. Bạn có thể hấp đậu và cho thêm một số loại gia vị trước khi cho con ăn. Bạn cũng có thể cho bé ăn chung với thịt hoặc cơm.

– Khoai lang và khoai tây: Để giữ phần lớn chất sắt trong khoai tây, hãy đảm bảo để nguyên vỏ khi nấu. Khoai tây nướng và hấp hoặc khoai lang là món ăn hầu hết trẻ em đều ưa thích. Khoai tây nghiền cũng rất được ưa chuộng.

– Hải sản: Không thể phủ nhận rằng hải sản là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con bạn bao gồm sắt. Cá ngừ, nghêu và tôm là nguồn cung cấp sắt tốt nhất. Bạn có thể nấu chúng theo nhiều cách khác nhau và cho trẻ ăn thường xuyên. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng một số trẻ em có thể bị dị ứng với một số loại hải sản, vì vậy hãy cẩn thận khi cho con ăn.
– Bơ đậu phộng: Bơ đậu phộng kết hợp với bánh mì là một món ăn rất lành mạnh. Bạn cũng có thể thử bánh quy bơ đậu phộng cho một bữa ăn đặc biệt. Sử dụng bột mì hoặc bột yến mạch để tăng thêm dinh dưỡng cho món ăn.

– Đậu phụ: Đậu phụ có chứa một lượng sắt đáng kể. Bạn có thể cắt đậu phụ thành miếng, rán chúng và ăn kèm nước chấm. Trẻ em mắc chứng không dung nạp lactose cũng có thể ăn loại thực phẩm này.

– Trái cây sấy: Mơ, mận, và nho khô đều chứa một lượng sắt lớn. Chúng là món ăn nhẹ cực kỳ lành mạnh cho trẻ khi đói hoặc chỉ để nhai khi buồn miệng.

– Rau lá xanh: Rau bina, bông cải xanh, cải và cải xoăn rất giàu sắt cũng như chất dinh dưỡng thiết yếu khác nhưng rất khó để con bạn chịu ăn. Bạn hãy trộn chúng trong nước xốt, súp và thêm một chút hương vị với gia vị nếu cần.

Đối với trẻ có nguy cơ thiếu sắt cao, việc bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt là chưa đủ, cần bổ sung thêm viên uống bổ sung sắt bổ máu với các thành phần dưỡng chất, đó là: Sắt ở dạng hữu cơ, kết hợp với Acid folic, Vitamin B12, Dầu mè đen… mang lại hiệu quả cao, giúp bổ máu, không gây tác dụng phụ cho trẻ, đặc biệt là không to trẻ bị táo bón mỗi khi bổ sung sắt vì đã có Dầu mè đen giúp nhuận tràng.


Bài viết cùng chuyên mục