Hướng dẫn mẹ bầu bổ sung sắt khi mang thai như thế nào đúng cách
12/04/2017 - 5132 lượt xem
Bổ sung sắt khi mang thai là việc làm cần thiết giúp thai kỳ khỏe mạnh và phát triển tốt nhất. Mặc dù nhu cầu sắt trong cơ thể với một lượng rất nhỏ nhưng sắt rất cần thiết cho sự sống và đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bổ sung sắt khi mang thai như thế nào đúng và đủ thì không phải ai cũng hiểu rõ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn bổ sung sắt khi mang thai như thế nào hiệu quả nhất, hãy cùng tham khảo nhé!.
Vai trò của sắt đối với phụ nữ mang thai
Sắt là thành phần khoáng chất cần thiết để tạo máu, giúp vận chuyển O2 từ phổi về các cơ quan và vận chuyển CO2 từ các cơ quan về phổi để thải ra ngoài. Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai, thể tích máu của người mẹ tăng 50% để tăng lượng máu nuôi dưỡng thai nhi. Chính vì vậy, yêu cần đặt ra cần bổ sung nguồn nguyên liệu tạo máu như sắt.
Trong thời gian hình thành và phát triển, thai nhi hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu từ mẹ theo đường máu từ 3 nguồn: trực tiếp từ khẩu phần ăn của người mẹ, từ kho dự trữ các chất dinh dưỡng của mẹ như gan, xương, khối mỡ và từ quá trình tổng hợp các chất dinh dưỡng ở nhau thai. Vì vậy, khi mang thai, thiếu máu thiếu sắt dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ lẫn con.
Thiếu sắt khi mang thai gây ra hậu quả gì?
Nếu người phụ nữ thiếu chất sắt khi mang thai có tác hại rất lớn đến sự phát triển của thai nhi và cả người mẹ.
– Đối với thai nhi: Dễ để non, dị tật thai nhi, đưa trẻ sinh ra cân nhẹ. Ngoài ra, thiếu sắt còn ảnh hưởng đến sự phát triển về thể lực và trí lực sau này của trẻ, cũng như ảnh hưởng đến chỉ sống thông minh (IQ) của trẻ.
– Đối với người mẹ: Có thể dẫn đến sẩy thai hoặc ra máu nhiều sau khi sinh. Tỉ lệ tử vong cao. Phụ nữ mang thai thiếu máu thường có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, khó thở, rất dễ xảy ra tai biến rủi ro khi đẻ.
Tỷ lệ mắc các bệnh lý nhiễm trùng và tỷ lệ băng huyết, đẻ non có thể có nguy cơ tử vong cả mẹ lẫn con.
Thừa sắt có nguy hiểm không?
Thiếu sắt gây ra nguy hiểm thì thừa sắt chắc chắn cũng nguy hiểm. Thừa sắt dẫn tới nồng độ sắt tự do và tăng nồng độ huyết sắc tố trong máu người mẹ làm cản trở quá trình cung cấp máu từ mẹ sang con, dẫn đến tình trạng bị sinh con non, thiếu cân và tăng nguy cơ tử vong cho sản phụ.
Sắt dư thừa được tích lũy trong gan và lá lách, nếu tích lũy kéo dài có thể dẫn tới suy gan, suy lách và hàng loạt các biến chứng khác. Dấu hiệu của bà bầu khi bị thừa sắt: táo bón hoặc tiêu chảy, đi ngoài phân đen, buồn nôn, nôn, đau bụng, mệt mỏi,…
Bổ sung sắt khi mang thai như thế nào đúng và đủ
Bổ sung đúng: Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của thai lỳ cụ thể mà thực hiện bổ sung phù hợp. Cần bổ sung sắt từ thuốc ở liều lượng vừa đủ theo khuyến cáo của bác sĩ.
Bổ sung đủ: Nhu cầu sắt cần cung cấp khác nhau theo từng giai đoạn của thai kỳ. Cụ thể quan 3 giai đoạn sau:
– Giai đoạn 1: 3 tháng đầu thai nhi còn rất nhỏ, nhu cầu sắt chỉ tương đương nhu khi bạn chưa mang thai, thậm chí còn ít hơn bởi mẹ không bị mất máu do kinh nguyệt.
– Giai đoạn 2: Từ 3 tháng giữa trở đi, cùng với sự phát triển của thai thì nhu cầu sắt bắt đầu tăng cao.
– Giai đoạn 3: 3 tháng cuối là lúc mẹ cần cung cấp nhiều sắt nhất để đáp ứng nhu cầu tăng cao trong giai đoạn này. Mẹ bầu nên chủ động bổ sung sắt từ ngay những ngày đầu mang thai để tăng dự trữ sắt, đảm bảo cơ thể có đủ sắt ở những tháng cuối thai kỳ.
Cách bổ sung sắt hiệu quả cho phụ nữ mang thai
Bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai có 2 cách: 1 là bổ sung sắt qua chế độ ăn và 2 là bổ sung sắt qua các loại thuốc sắt.
Bổ sung sắt qua chế độ ăn:
Bổ sung sắt từ chế độ ăn luôn là điều cần thực hiện trước tiên. Bởi sắt từ thực phẩm là sắt hữu cơ dễ hấp thu, đồng thời không ra các tác dụng phụ như dùng thuốc bổ sung. Hơn nữa tăng cường chế độ ăn thì bạn có thể cung cấp được nhiều chất dưỡng chất cần thiết khác chứ không phải chỉ có sắt.
Sắt có nguồn gốc động vật hấp thu tốt hơn sắt có nguồn gốc thực vật. Thực hiện chế độ ăn với thực phẩm có nguồn gốc động vật chứa nhiều sắt (như thịt đỏ, tiết, gan) cùng với các loại rau quả chứa nhiều vitamin C (như cam, bưởi, ổi, đu đủ,…) sẽ giúp hấp thu sắt tối ưu.
Bổ sung sắt qua thuốc sắt:
Bổ sung sắt khi mang thai như thế nào? Thuốc bổ sung sắt phải chứa sắt hỗ trợ và hấp thu tối đa vào cơ thể, nên là sắt hữu cơ. Thường các loại sắt vô cơ rất khó hấp thu và thải ra ngoài nên gây áp lực lên hệ thống tiêu hóa. Mẹ bầu cần chắc chắn rằng thuốc sắt mình bổ sung phải ở dạng hữu cơ, khả năng hấp thu cao.
Hãy chắc chắn thuốc sắt bổ sung cho phụ nữ mang thai không gây ra những tác dụng phụ như táo bón, nóng trong, nổi mụn, buồn nôn. Thuốc sắt bổ máu, bổ sung sắt được mẹ bầu dùng nên là loại thuốc được các chuyên gia sản phụ khoa đầu ngành trong nước và ngoài nước chứng thực về hiệu quả và khuyên dùng.
Viên uống bổ sung sắt bổ máu có chứa sắt dạng hữu cơ, kết hợp bổ sung Axit folic, Vitamin B12, Vitamin E, Kẽm nano và Dầu mè đen, …không gây táo bón, không gây nóng trong, được các chuyên gia sản phụ khoa trong nước và ngoài nước khuyên dùng.
Sắt là vi chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển của thai nhi cũng như sự an toàn về sức khỏe khi mang thai. Mẹ bầu hãy sáng suốt lựa chọn loại thuốc sắt phù hợp, đảm bảo chất lượng và nhớ hãy chọn loại thuốc không gây tác dụng phụ mẹ nhé!.
Mẹ bầu cần tư vấn việc bổ sung dinh dưỡng trong thai kỳ, nhanh tay liên hệ: 1900.1259 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư: Khoedep@bacsituvan.vn để được bác sĩ tư vấn miễn phí. Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Tags: Phụ nữ mang thai
Bài viết cùng chuyên mục
- Uống sắt vào thời điểm nào trong ngày để tốt cho cả mẹ lẫn con
- Tổng hợp những thông tin hữu ích nhất về bệnh thiếu sắt
- Hướng dẫn cách bổ sung sắt hiệu quả cho tất cả mọi người
- Thực phẩm chức năng và thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt?
- Thuốc sắt dạng nước cho bà bầu tốt nhất hiện nay
- Mẹ có nên bổ sung sắt sau sinh không?
- Bà bầu cần bao nhiêu sắt mỗi ngày để thai nhi phát triển tốt nhất?
- Bà bầu uống sắt đến tháng thứ mấy?
- Có nên uống acid folic trước khi mang thai không?
- Dược phẩm Vinh Gia 17 tuổi: Gửi lời tri ân – tặng ngàn quà sức khỏe
- DP Vinh Gia điều chỉnh gói quà tặng Chương trình tích điểm đổi quà 2022