Bí quyết bổ sung sắt cho người thiếu máu

24/03/2017    -  6782 lượt xem

Bổ sung chất sắt cho người thiếu máu là biện pháp phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt, giúp cơ thể được cung cấp đủ sắt sẽ giúp bạn khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng. Ngược lại nếu thiếu hụt sắt sẽ gây ra mệt mỏi, cơ thể suy nhược, thiếu máu, sự trao đổi chất cũng chậm lại.

Thiếu máu do thiếu sắt là bệnh lý rất thường gặp ở những người có chế độ dinh dưỡng kém, người mắc các bệnh mãn tính hay bị thiếu máu, phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt hay phụ nữ mang thai và cho con bú.

Vai trò quan trọng của sắt với cơ thể

Giúp các tế bào hồng cầu khỏe mạnh: Sắt là thành phần chính cấu tạo nên hemoglobin – đây là một loại protein trong hồng cầu có vai trò vận chuyển oxy trong máu đến các mô.

Cơ bắp săn chắc: Cung cấp đủ hàm lượng sắt giúp cho cơ bắp của bạn chắc và có độ đàn hồi. Bên cạnh đó, quá trình vận chuyển oxy được thực hiện bởi hemoglobin quyết định với sự co cơ. Nếu nồng độ sắt được cung cấp thấp dễ khiến cơ bắp phục hồi chậm dẫn đến nhức mỏi.

Giúp hệ thống miễn dịch khỏe mạnh: Để hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và hoạt động tốt cần được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ. Sắt là một trong số những chất dinh dưỡng tham gia vào quá trình đó. Thiếu sắt hệ thống miễn dịch sẽ suy giảm và cơ thể sẽ gặp rắc rối trong việc chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh.

Bên cạnh đó, sắt cho người thiếu máu đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Vì vậy trong quá trình mang thai, các mẹ cần phải bổ sung sắt đầy đủ.

Đặc biệt, trong giai đoạn dậy thì của trẻ em việc bổ sung sắt là rất cần thiết. Bổ sung sắt giúp sản sinh ra bạch cầu để tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.

Khi cơ thể thiếu sắt trong một thời gian dài, sẽ gây ra nhiều bệnh ảnh hưởng tới mọi hoạt động.

Sắt có nhiều trong gan, thịt, ngũ cốc, cá, rau xanh…Đây là nguồn cung cấp chủ yếu sắt cho cơ thể. Lượng sắt cần thiết mỗi ngày cho người trưởng thành là 14mg.

Nguyên nhân gây thiếu sắt

Nguyên nhân gây nên bệnh lý thiếu máu do thiếu sắt là do mất máu nhiều trong giai đoạn kinh nguyệt ở phụ nữ.

Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ và cân đối, thiếu chất sắt.

Bệnh lý ở đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày…nên cơ thể không hấp thụ tốt chất sắt dẫn đến việc bị thiếu chất sắt.

Trong quá trình mang thai người phụ nữ không được cung cấp đủ sắt hay cho con bú hoặc trẻ em trong giai đoạn dậy thì hoặc phát triển quá nhanh.

Bệnh lý nhiễm khuẩn mạn tính, ảnh hưởng đến sự tạo máu của cơ thể.

Triệu chứng khi cơ thể thiếu sắt

– Da xanh xao, người mệt mỏi, yếu ớt, khả năng tập trung kém ảnh hưởng đến công việc, học tập.

– Hơi thở nông, nhịp tim nhanh.

– Chóng mặt, choáng váng.

– Nhức đầu và mất ngủ.

– Viêm loét miệng, lưỡi.

– Móng tay khô, giòn và cong ngược lên trên (móng tay hình muỗng)…

Cách bổ sung sắt cho người thiếu máu

Bổ sung sắt cho người thiếu máu có 2 cách: 1 là bổ sung sắt qua chế độ ăn và 2 là bổ sung sắt qua thuốc sắt.

Bổ sung sắt qua chế độ ăn:

Nguồn thực phẩm được xem là giàu chất sắt nhất và được cơ thể hấp thu tốt nhất gồm có các loại thịt màu đỏ: gan động vật, thịt bò, hải sản, các loại rau như: rau bồ ngót, rau muống, các loại hạt, các loại trái cây giàu Vitamin C như: cam, quýt, bưởi….cũng có tác dụng giúp hấp thụ sắt tốt hơn.

Bổ sung sắt qua thuốc sắt:

Bổ sung sắt cho người thiếu máu với các loại thuốc có chứa sắt dạng hữu cơ, kết hợp với Acid folic, Vitamin B12, Vitamin E và Dầu mè đen…là phương pháp chủ yếu trong điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Bởi với các thành phần bổ sung này sẽ hạn chế được các tác dụng phụ khi bổ sung sắt, tránh táo bón, giúp cơ thể hấp thụ tối đa chất sắt.

Thời gian bổ sung sắt kéo dài bao lâu sẽ tùy theo từng trường hợp cụ thể, ví dụ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và trẻ em gái bắt đầu có kinh nguyệt nên uống thường xuyên mỗi tuần 1 – 2 viên; thai phụ nên uống mỗi ngày 1 viên cho đến sau sinh từ 1 – 3 tháng, sau đó sẽ uống duy trì mỗi tuần 1 – 2 viên.

Những lưu ý bổ sung sắt cho người thiếu máu

Khi uống thuốc sắt phải tuân theo chỉ định của thầy thuốc, tránh bổ sung sắt quá liều trong một thời gian dài, sẽ gây ra nguy cơ xơ gan, bệnh cơ tim, đái tháo đường…

Các tác dụng phụ thường gặp là buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy hay táo bón.

Uống thuốc cách bữa ăn từ 1-2 giờ để không làm giảm sự hấp thụ của sắt.

Không uống nước chè, sữa, cà phê… ngay sau khi uống thuốc vì làm giảm hấp thu sắt.

Tránh uống chung thuốc sắt cho người thiếu máu với các thuốc kháng sinh nhóm tetracyclin và nhóm quinolon, thuốc kháng acid, hoóc-môn tuyến giáp… vì làm giảm sự hấp thu sắt.

Vitamin C làm tăng sự hấp thu sắt nên thường được phối hợp với nhau.

Bên cạnh việc bổ sung thuốc sắt cho người thiếu máu, cần kết hợp có chế độ ăn uống giàu chất sắt với các thực phẩm như đậu, trái cây, rau xanh,…

Bác sĩ tư vấn phương pháp bổ sung sắt an toàn – phù hợp cho mọi lứa tuổi, vui lòng liên hệ: 1900.1259 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư: Khoedep@bacsituvan.vn. Cảm ơn bạn đã quan tâm!


Bài viết cùng chuyên mục