Cách bổ sung chất sắt cho trẻ bị thiếu máu chuẩn nhất?

23/09/2017    -  3161 lượt xem

Thiếu máu, thiếu sắt không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà con ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này. Vì vậy, cha mẹ cần quan tâm hơn đến việc trẻ bị thiếu chất sắt bằng cách bổ sung đầy đủ chất sắt cho trẻ mỗi ngày.

Bệnh thiếu máu ở trẻ là gì?

Thiếu máu là tình trạng xảy ra khi những tế bào hồng cầu của cơ thể chứ nhiều hemoglobin (huyết sắc tố mang oxy đến các mô và chuyển đi các chất thải, khí CO2) ít hơn bình thường. Khi lượng tế bào hồng cầu xuống thấp gây bệnh thiếu máu với các triệu chứng như mệt mỏi và gây áp lực lên các cơ quan khác.

Cơ thể luôn cần sắt để tạo ra chất hemoglobin, một loại sắc tố đỏ mang oxy trong máu. Theo nguyên lý này, nếu trẻ bị thiếu máu sau sinh, cơ thể sẽ sản xuất ít tế bào hồng cầu hơn đồng thời những tế bào hồng cầu cũng sẽ nhỏ hơn so với bình thường, từ đó làm giảm khả năng vận chuyển chở oxy.

Nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt

Việc xác định dấu hiệu thiếu máu ở người lớn dễ hơn ở trẻ em. Nếu cha mẹ thấy con có dấu hiệu mệt mỏi, giảm hoạt động, da xanh tái thì nên đưa con đi khám để được bác sĩ kiểm tra nguyên nhân thiếu máu ở trẻ và có cách điều trị thích hợp. Dưới đây là các nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ mẹ nên biết:

Sự bất thường trong huyết cầu tố:

Cấu trúc và chức năng của tế bào hồng cầu phụ thuộc vào chất lượng và số lượng huyết cầu có trong cơ thể. Một số bệnh di truyền có thể gây ra sự bất thường trong huyết cầu tố. Chính điều này sẽ làm cho hồng cầu bị suy giảm. Khi tủy xương không bắt kịp với các tế bào chết gây nên tình trạng thiếu máu.

Thiếu dinh dưỡng thích hợp:

Để tạo hồng cầu cơ thể của bé cần đủ lượng sắt, B12 và vitamin. Khi cơ thể bé thiếu sắt và vitamin dẫn tới tình trạng sản xuất không đủ hồng cầu trong cơ thể nên dẫn đến thiếu máu. Điều này thường sảy ra ở những trẻ trên 1 tuổi và trẻ sơ sinh thiếu tháng.

Biến dạng trong tủy xương:

Tủy xương đóng vài trò quan trọng trong việc sản xuất hồng cầu. Nên bệnh ung thư bạch cầu hay ung thư tủy xương sẽ dẫn tới sự sụt giảm trong sản xuất hồng cầu.

Dấu hiệu và triệu chứng thiếu máu ở trẻ em

Thông thường trẻ bị thiếu sắt không có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào do lượng sắt dự trữ trong cơ thể sụt giảm chậm. Khi bệnh đã chuyển sang thiếu máu, bạn có thể nhận thấy những dầu hiệu dưới của trẻ:

– Trẻ trở nên suy yếu, kém hoạt bát, mệt mỏi hay quấy khóc, dễ cáu kỉnh. Vẻ ngoài trẻ cũng thay đổi: nước da xanh và niêm mạc nhợt nhạt. Ngoài ra trẻ còn trở nên biếng ăn, bị chóng mặt hay cảm thấy có đốm sáng trước mặt.

– Nhịp tim nhanh cũng là một triệu chứng của thiếu máu, bởi vì thiếu máu là thiếu hồng cầu chuyên chở oxy, gây ra thiếu oxy đến các cơ quan. Do đó, cơ thể bù lại bằng cách tăng nhịp tim lên để đẩy máu đi với tốc độ nhanh hơn, hay được hiểu như là tăng tốc độ của “xe” chuyên chở oxy lên để chở đủ oxy giao cho mô.

– Thiếu máu do thiết sắt nếu nặng sẽ làm trẻ chậm phát triển thể chất và khả năng vận động (chậm biết ngồi, đứng, đi), tóc thưa dễ gãy, dễ rụng, móng tay, móng chân biến dạng, gan lách to…

– Trẻ còn bị giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng nhưng quan trọng nhất là làm giảm chỉ số thông minh, giảm khả năng tư duy, sáng tạo, kết quả học tập kém.

Những trẻ nào có nguy cơ bị thiếu máu

Hiện nay, tỉ lệ trẻ em thiếu sắt vẫn chiếm tỉ lệ rất cao. Theo đó, đối tượng trẻ em có nguy cơ thiếu sắt bao gồm:

– Trẻ sinh non trước 3 tuần trở lên hay trẻ sinh nhẹ cân.

– Trẻ uống sữa công thức hoàn toàn.

– Trẻ được 180 ngày tuổi mà chưa ăn dặm.

– Trẻ uống sữa quá nhiều mà không bổ sung sắt.

– Trẻ bị bệnh mạn tính.

– Bé gái tuổi dậy thì, bị mất chất sắt khi hành kinh.

– Những trẻ có cân nặng bình thường vẫn có nguy cơ thiếu sắt.

Bổ sung gì giúp trẻ thiếu máu thoát khỏe bệnh?

Để ngăn ngừa và điều trị bệnh, ThS.BS. Lê Thị Hải, Nguyên Giám đốc Trung tâm khám và tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã đưa ra gợi ý cho cha mẹ về chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ:

– Nên cho trẻ ăn đầy đủ thành phần dưỡng chất. Trong thực đơn hàng ngày mẹ nên tăng cường các loại thực phẩm giàu chất sắt như gan, tim, trứng, thịt, tôm, cua, đậu đỗ, lạc vừng, rau xanh và quả chín.

– Để tăng cường khả năng hấp thu sắt, mẹ nên bổ sung Vitamin C cho trẻ. Vitamin C có nhiều trong các loại rau củ, trái cây như cà chua, bông cải xanh, khoai tây, rau muống, cam, kiwi, cherry.

Ngoài ra, cha mẹ có thể bổ sung sắt cho trẻ thiếu máu bằng đường uống. Cách này thường áp dụng với những trẻ bị thiếu sắt thể nặng hơn, đã có dấu hiệu của thiếu máu do thiếu sắt. Đối với trường hợp này mẹ không nên tự chẩn đoán và tự bổ sung sắt cho trẻ qua đường uống. Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để nhận được kết quả chính xác và tư vấn kịp thời. Có thể bổ sung cho trẻ viên uống bổ sung sắt chứa các thành phần gồm: sắt hữu cơ giúp hấp thụ tối đa không lo tác dụng phụ, kết hợp với các dưỡng chất tạo máu là Acid folic, Vitamin B12, Vitamin E (giúp da trẻ mịn màng), Dầu mè đen giúp nhuận tràng, trẻ sẽ không bị táo bón khi bổ sung sắt.

Trên đây là cách bổ sung sắt cho trẻ bị thiếu máu mà các mẹ nên áp dụng giúp cung cấp đầy đủ chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ mỗi ngày, tránh được tình trạng thiếu chất phát triển không cân đối.


Bài viết cùng chuyên mục