Bổ sung sắt như thế nào cho trẻ có sức khỏe tốt nhất?
22/05/2017 - 2046 lượt xem
Bổ sung sắt như thế nào cho trẻ có sức khỏe tốt? Cha mẹ cần biết cách bổ sung sắt cho trẻ mỗi ngày sao cho phù hợp vì nếu trẻ bị thiếu sắt sẽ dẫn đến tình trạng chậm phát triển, ảnh hưởng đến thể lực và trí lực của trẻ. Ngược lại, nếu tiêu thụ sắt quá nhiều cũng sẽ tác động không tốt đến cơ thể của trẻ.
Tại sao cần phải bổ sung sắt cho trẻ?
Sắt là một khoáng chất cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe con người, giúp duy trì mọi hoạt động sống của các cơ quan trong cơ thể, thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu.
Việc bổ sung sắt cho trẻ thông qua thực phẩm vô cùng quan trọng vì cơ thể của chúng ta cần sắt để sản xuất hồng cầu, giúp vận chuyển Oxy từ phổi đi khắp các bộ phận khác trong cơ thể. Sắt cũng cần thiết cho việc duy trì các tế bào, da, tóc và móng tay khỏe mạnh nữa.
Tuy nhiên, bổ sung sắt như thế nào cho trẻ có sức khỏe tốt, vì thiếu sắt hay thừa sắt đều không tốt cho sức khỏe của trẻ.
Thiếu sắt có nguy hiểm không?
Phải có đến 2/3 lượng sắt trong cơ thể của chúng ta nằm trong huyết cầu tố trong hồng cầu cơ. Vì vậy, nếu thiếu sắt, cơ thể chúng ta không thể sản xuất đủ lượng hồng cầu khỏe mạnh để oxy đi khắp cơ thể.
Kết quả là cơ thể thiếu oxy và việc thiếu oxy làm chúng ta rất mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, khó thở, thậm chí kiệt sức.
Bên cạnh đó, chức năng não bộ và hệ thống miễn dịch cũng trở nên kém đi nhiều. Với các mẹ bầu, việc thiếu sắt còn có thể làm tăng nguy cơ sinh non cũng như các bé được sinh ra nhẹ cân hơn bình thường.
Dưới đây là một số dấu hiệu giúp cha mẹ nhận biết con thiếu sắt:
– Da trẻ xanh, niêm mạc mắt, môi và lòng bàn tay nhợt.
– Trẻ ăn uống kém, không có cảm giác đói và chậm lên cân, gầy ốm.
– Trẻ kém hoạt bát, chóng mệt mỏi.
Thừa sắt thì thế nào?
Các triệu chứng của việc thừa sắt bao gồm: mệt mỏi, biếng ăn, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, sụt cân, khó thở, da xám lại.
Với hàm lượng quá 20mg/kg cân nặng, sắt cơ thể gây ngộ độc và ở 60mg/kg cân nặng có thể gây chết người. Vì vậy, với các trẻ nhỏ hơn 6 tuổi, cha mẹ nhớ để ý kiểm soát để bé không bốc ăn viên sắt bổ sung cho mình có thể gây nguy hiểm.
Việc trẻ bị ngộ độc sắt cũng cực kỳ phức tạp khi phải sử dụng đến một số hóa chất đặc biệt để hấp thụ sắt vào trong và loại ra ngoài cơ thể.
Những trẻ gia đình có di truyền bệnh dễ thừa sắt, cha mẹ nên kiểm tra chặt chẽ khẩu phần ăn để giảm bớt những thực phẩm giàu sắt, không dùng thêm viên uống sắt hoặc có khi bác sĩ còn gợi ý việc cho máu định kỳ nữa.
Hàm lượng sắt nên tiêu thụ
Lượng sắt cần thiết cho cơ thể của mỗi người phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và sức khỏe như sau:
Độ tuổi | Nam giới (mg/ngày) | Nữ giới (mg/ngày) |
Từ 0 – 6 tháng | 0,27 | 0,27 |
Từ 7 – 12 tháng | 11 | 11 |
Từ 1 – 3 tuổi | 7 | 7 |
Từ 4 – 8 tuổi | 10 | 10 |
Từ 9 – 13 tuổi | 8 | 8 |
Từ 14 – 18 tuổi | 11 | 15 |
Bổ sung sắt cho trẻ như thế nào và bằng cách nào?
Đối với trẻ tuổi dậy thì, đặc biệt là các bé gái thường bị mất một lượng máu khá lớn do chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, nên việc bổ sung chất sắt giúp tạo máu cho trẻ trong giai đoạn này rất quan trọng. Tránh tình trạng trẻ bị thiếu máu gây ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập.
Chú ý: Khi cho trẻ uống các sản phẩm có chứa sắt có thể gây ra đau bụng, táo bón, buồn nôn và nôn trong vài ngày đầu tiên (vì cơ thể đang phản ứng, thích nghi và dần dần hấp thụ thuốc). Khi bổ sung sắt trẻ có thể đi ngoài ra phân màu đen. Điều này là do sắt không được hấp thu và không gây hại gì cho cơ thể.
Cần thông báo cho bác sĩ nếu trẻ bị: đau dạ dày nghiêm trọng, đau ngực, da lạnh, đôi môi hơi xanh, móng tay chuyển màu xám trong khi dùng thuốc. Ngoài việc bổ sung bằng thuốc nên cho trẻ ăn các thực phẩm chứa nhiều sắt như gan, thịt nạc đỏ, các loại nghêu, sò, tôm, cá, rau dền, …
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm viên uống bổ sung sắt, người lớn không nên tự ý mua về dùng cho trẻ. Bởi nếu không cẩn thận sẽ dẫn đến tình trạng thừa sắt cũng gây hại đến sức khỏe của trẻ.
Nếu cơ thể bị thừa sắt sẽ dẫn đến rối loạn sinh lý, rối loạn chức năng nội tạng. Triệu chứng của việc hiện tượng thừa sắt là trẻ sẽ cảm thấy khó tiêu hóa, buồn nôn, chán ăn, đau bụng, táo bón… Nguy hiểm hơn là xuất hiện các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, đổ mồ hôi, tim đập nhanh, thậm chí gây rối loạn chức năng gan và thận.
Các bậc cha mẹ có thể được bác sĩ tư vấn lựa chọn cách bổ sung sắt an toàn, cung cấp lượng sắt vừa đủ cho nhu cầu của trẻ, cũng như thành phần các chất trong viên uống bổ sung đảm bảo an toàn nhất. Viên uống được các bác sĩ, chuyên gia thường khuyên dùng phải có đầy đủ: sắt ở dạng hữu cơ, kết hợp với các thành phần tạo máu như acid folic, Vitamin B12…và đặc biệt phải có Dầu mè đen giúp nhuận tràng, tránh tình trạng trẻ bị táo bón khi bổ sung sắt.
Tư vấn sức khỏe miễn phí giúp các mẹ hiểu được tầm quan trọng của sắt với cơ thể trẻ, vui lòng liên hệ: 1900.1259 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư: Khoedep@bacsituvan.vn. Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Bài viết cùng chuyên mục
- Uống sắt vào thời điểm nào trong ngày để tốt cho cả mẹ lẫn con
- Rong kinh sau sinh và những điều mẹ bỉm sữa cần biết
- Tại sao uống thuốc tránh thai bị rong kinh?
- Đặt vòng tránh thai bị rong kinh phải xử lý ra sao?
- Bị rong kinh có thai được không?
- Bị rong kinh uống thuốc gì để nhanh khỏi?
- Phòng ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt như thế nào?
- Uống vitamin E và sắt cùng lúc trước khi mang thai, nên hay không nên?
- Uống sắt và canxi vào thời điểm nào trong ngày để đạt hiệu quả cao nhất?
- Vì sao nên uống sắt với nước cam?
- Cách khắc phục hiện tượng uống sắt đi ngoài màu đen