Danh sách 10 thực phẩm bổ sung sắt cho trẻ em mẹ cần ưu tiên

29/07/2017    -  2483 lượt xem

Lựa chọn đúng những thực phẩm bổ sung sắt cho trẻ em là một trong các bước vô cùng quan trọng để phòng ngừa thiếu máu. Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu chất sắt cho con yêu của mình mà mẹ nào cũng nên biết.

1.Ngũ cốc

Nhìn chung, ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều dinh dưỡng hơn so với những ngũ cốc đã quan tình chế. Tuy nhiên, lượng sắt trong cả hai loại ngũ cốc này không chênh lệch nhau nhiều lắm. Dưới đây là hàm lượng sắt co trong một số loại thực phẩm:

  • Bánh mỳ chứa 3/4 – 1mg
  • 1/2 chén cơm có 1.5 mg
  • Bánh quy mặn có 1.5 mg

2. Các loại hạt và đậu

Mẹ nên cho bé ăn những loại hạt và đậu kèm theo những thực phẩm giàu vitamin C để giúp cơ thể hấp thu sắt hiệu quả hơn. Các loại hạt và đậu chứa sắt gồm:

  • 1/2 chén đậu đen có 1.75 mg
  • 1/2 chén đậu xanh có 1.5 mg
  • 1/2 chén đậu lăng có 3.25 mg

3. Các loại rau củ trái cây

Rau quả và trái cây đều là nguồn chứa sắt dồi dào. Tuy nhiên, rau quả vẫn chứa nhiều chất này hơn trái cây. Đặc biệt, khoai tây là thực phẩm chứa nguồn sắt nhiều nhất.

  • 1 quả táo nhỏ cả vỏ có 1/4 mg
  • 1/2 chén bơ thái lát có 1/2 mg
  • 1 quả chuối nhỏ có 1/4 mg
  • 1/2 chén bông cải xanh nấu chín có 1/2 mg
  • 1/2 chén ngô có 1/2 mg
  • 1 quả cam nhỏ có 1/10 mg
  • 1/2 chén rau bina có 3mg
  • 1/2 chén dâu tây có 1/3 mg

4. Các loại thịt, cá và hải sản

Trong các loại thịt, thịt bò là loại cung cấp nhiều sắt hơn so với các loại thịt khác. Đối với các loại hải sản, ngao, sò, hến là nguồn cung cấp dồi dào nhất.

  • 87g ức gà có 3/4 mg Sắt
  • Đùi gà có 1mg
  • 87g thịt lợn có 1mg
  • 5 con ngao nhỏ có 10mg
  • 4 con tôm có 1/2 mg

5. Rau bina (cải bó xôi)

Đây là một trong những loại rau củ giàu chất sắt nhất với hàm lượng sắt lên đến 150mg tính trên 100 gram thực phẩm. Thực tế, bé sẽ hấp thu được tầm 5-6mg sắt khi ăn 100 gram cải bó xôi, đáp ứng đến 50% nhu cầu sắt hàng ngày của cơ thể.

Tuy nhiên, do dạ dày của bé còn nhỏ và trong mỗi chén bột/cháo ăn dặm còn cần cân đối cả tinh bột, đạm và chất béo nên mỗi bữa, bạn chỉ có thể cho bé ăn từ 20 dến 30 gram cải mà thôi.

6. Nấm hương

Loại nấm này thường được thu hoạch rồi phơi khô giúp tăng thời gian sử dụng nhưng hàm lượng dinh dưỡng vẫn được bảo toàn nên bạn có thể an tâm mua về để chế biến những bữa ăn dặm ngon lành cho bé thưởng thức, chỉ cần ngâm nấm trong nước 30 phút trước khi chế biến để nấm nở. Trong 100 gram nấm đông cô phơi khô, có đến 20mg sắt với tỷ lệ hấp thu cao. Ngoài ra, nấm đông cô cũng rất giàu vitamin D và B6 giúp bé phát triển chiều cao, trí não.

7. Rau dền

Trái với suy nghĩ phổ biến là củ dền có nhiều chất sắt, thật ra hàm lượng chất sắt chủ yếu tập trung vào phần lá tức rau dền còn củ dền lại có rất ít chất sắt đấy. Trong 100 gram rau dền có đến 420mg sắt và tỷ lệ hấp thu sắt của loại rau này cũng rất cao đấy. Đặc biệt, rau dền không hề đắng mà lại còn thanh mát nên bạn có thể dễ dàng chế biến chúng thành cháo, súp hoặc nấu canh đều rất thơm ngon cho bé thưởng thức.

8. Rau ngót

Hay còn phổ biến với tên gọi bồ ngót/bù ngót là món rau yêu thích của nhiều gia đình khi được mang nấu canh nhờ sự thơm ngon, thanh mát. Bên cạnh đó, rau ngót cũng rất giàu chất sắt và các vitamin nhóm B giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Bạn có thể dùng rau ngót để nấu bột/cháo cho bé thưởng thức hoặc xay nhuyễn và ép lấy nước hoà cùng ít đường, bạn sẽ có ngay 1 ly nước mát thanh nhiệt cho bé yêu thưởng thức.

9. Gan

Gan của các loài động vật như gà, lợn, cừu đều chứa hàm lượng sắt cao. Đặc biệt, gan bò là loại giàu sắt nhất, nó có thể cung cấp tới 6,1mg sắt trong một khẩu phần ăn khoảng 100g. Gan động vật cũng chứa ít chất béo và calo. Đây là một trong số loại thực phẩm giàu sắt quan trọng có thể giúp bạn tránh khỏi tình trạng thiếu hụt sắt.

10. Socola đen và bột ca cao

Đây là 1 trong những loại thực phẩm “hạnh phúc” được ưa chuộng nhất thế giới, không những cho cảm giác ngon miệng, socola còn chứa rất nhiều sắt. Một thanh socola đen có thể cung cấp 2 mg tương đương 28% lượng sắt cần thiết cho nhu cầu cơ thể, và 1 cốc bột cacao lại cung cấp lượng sắt vượt trội hơn đến 23mg, tương đương 128% nhu cầu sắt của cơ thể.

Chất sắt rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là đối với trẻ em gái cần được bổ sung nhiều hơn khi bước đến giai đoạn dậy thì, xuất hiện kinh nguyệt hàng tháng khiến lượng máu trong cơ thể trẻ bị giảm đi. Cho nên, cha mẹ cần cung cấp đầy đủ và đúng cách những thực phẩm bổ sung sắt cho trẻ em.

Tuy nhiên, khi chế biến thực ăn lượng sắt vốn có trong thực phẩm sẽ bị tiêu hao, và cơ thể chỉ hấp thụ được rất ít. Vì vậy, bên cạnh việc bổ sung sắt bằng thực phẩm cho trẻ thì cha mẹ cần bổ sung thêm viên uống bổ máu với các thành phần dưỡng chất quan trọng như: Sắt dạng hữu cơ giúp hấp thụ tốt nhất, kết hợp các yếu tố tạo máu Acid folic, Vitamin B12, Vitamin E, Dầu mè đen mang lại hiệu quả cao, giúp trẻ tăng sức đề kháng, da dẻ hồng hào, khỏe mạnh.


Bài viết cùng chuyên mục