Thiếu máu ở tuổi dậy thì và những vấn đề cha mẹ cần biết
03/03/2017 - 4838 lượt xem
Theo những khảo sát thực tế, các nhà nghiên cứu tại Viện sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia đã chỉ ra rằng, khoảng 10% nữ giới có kinh nguyệt từ 12 – 15 tuổi bị thiếu sắt, trong khi các bé trai chỉ chiếm 2%. Nếu trẻ đang trong độ tuổi dậy thì gặp phải tình trạng thiếu máu có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất về sau. Chính vì vậy, cha mẹ cần có hiểu biết cơ bản về nguyên nhân gây thiếu máu ở tuổi dậy thì và phương pháp phòng ngừa hiệu quả.
Thiếu máu ở tuổi dậy thì do nguyên nhân nào?
Dậy thì là độ tuổi cần một lượng dinh dưỡng đủ lớn để trẻ có thể phát triển nhanh chóng về chiều cao, cơ bắp và hoàn thiện chức năng sinh dục. Bởi vậy, chỉ một tác động nhỏ cũng có thể khiến trẻ bị thiếu máu. Những nguyên nhân thường gặp nhất là:
– Uống quá nhiều sữa bò và ăn ít thực phẩm giàu chất sắt như thịt đỏ, rau xanh lá bởi sữa bò không phải là nguồn cung cấp sắt tốt. Thực tế cho thấy sữa bò khiến cơ thể khó hấp thu sắt hơn bình thường.
– Cơ thể phát triển quá nhanh trong khi lượng sắt dự trữ không đủ.
– Ăn kiêng quá mức, giảm cân gây ra thiếu hụt dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể.
– Chế độ ăn uống không lành mạnh, thường xuyên ăn những đồ ăn chế biến sẵn ít dinh dưỡng như khoai tây chiên, pizza, xúc xích, mì tôm…
– Có các bệnh lý về đường tiêu hóa khiến hấp thu sắt kém.
Ngoài ra, các trẻ em gái còn có thể gặp tình trạng thiếu máu ở tuổi dậy thì do mất đi lượng máu lớn trong chu kỳ kinh nguyệt, có thể là chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hoặc chảy máu quá nhiều.
Triệu chứng của thiếu máu ở tuổi dậy thì là gì?
Nếu con bạn bị thiếu máu ở tuổi dậy thì, trẻ có các biểu hiện như sau:
– Cảm thấy cơ thể yếu ớt và luôn trong tình trạng mệt mỏi, nhất là sau khi thực hiện các hoạt động thể lực.
– Chóng mặt, choáng váng, thậm chí ngất xỉu.
– Da nhợt nhạt, xanh tái.
– Dễ kích động hơn, thậm chí cả với những vấn đề nhỏ.
– Tim đập nhanh hoặc nghe thấy tiếng rì rầm trong tim. Điều này chỉ được phát hiện khi kiểm tra sức khỏe.
– Chán ăn, ăn không tiêu.
– Đau đầu hoặc chóng mặt.
Thiếu máu ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không?
Thiếu máu có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập ở trường, giảm đi sự tỉnh táo và chú ý của trẻ. Ngoài ra, mức chất sắt thấp trong thiếu máu có thể khiến cơ thể hấp thụ quá nhiều kim loại chì, gây hại cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ về sau.
Phương pháp khắc phục thiếu máu ở tuổi dậy thì
Thay đổi chế độ sinh hoạt:
Chế độ ăn uống và luyện tập đóng vai trò không thể thiếu trong việc điều trị và phòng ngừa thiếu máu ở độ tuổi dậy thì. Trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày, bạn nên chú ý những thực phẩm bổ sung sắt như thịt bò, nội tạng động vật, hải sản, thịt gia cầm, bí đỏ, đậu tương… cần bổ sung cho trẻ.
Ngoài ra, các loại rau quả chứa hàm lượng vitamin C lớn cũng rất tốt cho sự phát triển của trẻ trong độ tuổi này, vì vitamin C giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn. Bạn nên cho trẻ ăn nhiều rau, nhất là các loại rau màu xanh đậm và trái cây tươi mỗi ngày.
Thể dục thể thao là hoạt động tốt cho mọi lứa tuổi, nhất là độ tuổi đang phát triển. Bạn nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể lực thường xuyên, nhất là các bài tập thư giãn tinh thần như yoga, erobic, đi bộ… Đồng thời, bạn cần thiết lập cho trẻ thói quen đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, tránh học tập quá căng thẳng, mệt mỏi.
Bổ sung thuốc sắt:
Khuyến khích trẻ uống viên sắt thường xuyên. Nên chọn viên uống bổ sung sắt hữu cơ kết hợp với Axit folic, Vitamin B12, Vitamin E, Kẽm và Dầu mè đen… để mang lại hiệu quả cao, mà không bị tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn…. Tránh để cho bé uống thuốc với nước trà hoặc sữa làm chất sắt khó hấp thụ.
Bác sĩ tư vấn phương pháp bổ sung sắt an toàn – phù hợp cho sức khỏe bạn gái trong độ tuổi dậy thì, vui lòng liên hệ: 1900.1259 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư: Khoedep@bacsituvan.vn. Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Bài viết cùng chuyên mục
- Uống sắt vào thời điểm nào trong ngày để tốt cho cả mẹ lẫn con
- Vì sao nên uống sắt với nước cam?
- Cách khắc phục hiện tượng uống sắt đi ngoài màu đen
- Tổng hợp những thông tin hữu ích nhất về bệnh thiếu sắt
- Hướng dẫn cách bổ sung sắt hiệu quả cho tất cả mọi người
- Thực phẩm chức năng và thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt?
- Thuốc sắt dạng nước cho bà bầu tốt nhất hiện nay
- Mẹ có nên bổ sung sắt sau sinh không?
- Bà bầu cần bao nhiêu sắt mỗi ngày để thai nhi phát triển tốt nhất?
- Bà bầu uống sắt đến tháng thứ mấy?
- Có nên uống acid folic trước khi mang thai không?