Tìm hiểu vai trò của sắt đối với cơ thể con người
02/05/2017 - 29914 lượt xem
Sắt là một trong những chất khoáng rất quan trọng đối vời cơ thể. Sắt là nguyên liệu để tổng hợp nên hemoglobin, chất có mặt trong tế bào hồng cầu và làm cho hồng cầu có màu đỏ, có vai trò vận chuyển oxy trong máu đến với các mô trong cơ thể.
Sắt cũng là thành phần của myoglobin, có trong cơ vân, có tác dụng dự trữ oxy cho hoạt động của cơ vân, chúng sẽ kết hợp với các chất dinh dưỡng khác để giải phóng năng lượng cho sự co cơ.
Nhu cầu sắt trong cơ thể
Trong cơ thể, nhu cầu sắt hàng ngày bình thường để tạo hồng cầu là 20 – 25mg sắt. Tuy nhiên hầu như toàn bộ lượng sắt cần thiết để sản xuất hồng cầu đều được tái sử dụng từ quá trình phân hủy hồng cầu già.
Chỉ cần 1mg sắt/ngày là đủ bù lại lượng sắt bị mất đi qua phân, nước tiểu, mồ hôi và tế bào biểu mô bong ra. Tuy nhiên, nhu cầu sắt trong cơ thể sẽ tăng lên trong một số trường hợp mất máu qua các chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, có thai, cho con bú, trẻ em gái trong độ tuổi dậy thì, …
Sự phân bố của sắt trong cơ thể
Sắt có vai trò rất cần thiết đối với cơ thể con người. Phần lớn chất sắt trong cơ thể được phân tán trong đường máu, đặc biệt ở sắc tố Hemoglobin của hồng cầu erthyrocytes hay còn gọi là hồng huyết cầu, chiếm khoảng 70% tổng số chất sắt của cơ thể.
Ngoài ra, khoảng 3 – 5% chất sắt phân tán ở loại hemoglobin khác ở bắp thịt gọi là myoglobin. Sắt trong các Hemoglobin (Hb) và Myoglobin có thể gắn với oxy phân tử rồi chuyển chúng vào trong máu và dự trữ ở trong cơ. Trong đó:
– Hemoglobin có trong tế bào hồng cầu và làm hồng cầu có màu đỏ, đóng vai trò quan trọng trong sự hô hấp, chuyển đổi khí oxy và cacbonic nhờ tác động biến đổi của những nguyên tử sắt trong cấu tạo. Hemoglobin (Hb) là 1 protein màu, phức tập thuộc nhóm Chromoproteid màu đỏ, có nhóm ngoại là hem. Hemoglobin(Hb) là thành phần chủ yếu của hồng cầu, chiếm 28% và tương ứng với 14,6g trong 100ml máu.
– Myoglobin chỉ có ở cơ vân, có tác dụng như nơi dự trữ oxy, chúng kết hợp với các chất dinh dưỡng để giải phóng năng lượng cho hoạt động cơ bắp. Myoglobin được xem như là Hemoglobin của bắt thịt, phân tử của nó chỉ khoảng ¼ phân tử Hemoglobin, trong phân tử của nó chỉ có một nhân protoporphyrin nghĩa là chỉ có một nguyên tử sắt thay vì nguyên tử sắt như phân tử Hemonglobin.
Quá trình hấp thu, vận chuyển và dự trữ sắt
Trong thực phẩm sắt tồn tại dưới 2 dạng chính: Sắt Heme và Sắt không Heme. Thức ăn động vật chứa cả hai dạng sắt hem và sắt không heme với tỉ lệ trung bình thường gặp là 40% sắt heme và 60% sắt không heme, trong khi thức ăn thực vật chỉ chứa sắt không heme.
Trong một khẩu phần ăn bình thường, tỉ lệ sắt heme thường là 10%, tức là 90% sắt trong khẩu phần ăn là từ sắt không heme. Dù ít hơn, nhưng tỉ lệ hấp thu của sắt heme là 25%, trong khi tỉ lệ hấp thu của sắt không heme chỉ 10%.
Quá trình hấp thu sắt bắt đầu tại dạ dày nhưng chủ yếu diễn ra tại hành tá tràng và ở mức độ ít hơn ở đoạn đầu ruột non. Để cơ thể hấp thu được sắt phải chuyển từ dạng sắt không Hem thành Sắt Hem.
Tình trạng dự trữ sắt trong cơ thể quyết định tỉ lệ hấp thu sắt. Nếu cơ thể thiếu sắt, cơ thể sẽ gia tăng sự tổng hợp các protein mang sắt giúp tỉ lệ hấp thu tăng lên. Nếu cơ thể bị suy dinh dưỡng, thiếu đạm, quá trình hấp thu và chuyển hóa sắt trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Ngược lại, nếu cơ thể thừa sắt, sự tổng hợp các protein mang này cũng sẽ bị hạn chế.
Cơ chế giữ sắt tạm thời trong tế bào niêm mạc ruột cũng là một cơ chế bảo vệ cơ thể tránh tình trạng gia tăng sắt trong máu và trong các mô của cơ thể, một thể trạng có thể dẫn đến ngộ độc cấp, nhất là khi cơ thể thiếu đạm. Dù vậy, đây cũng là một cơ chế làm thất thoát khá nhiều sắt từ khẩu phần ăn, vì tế bào niêm mạc ruột được thay mới 3 – 5 ngày, nên một lượng sắt đang được dự trữ tạm thời ở đây cũng sẽ bị mất qua phân.
Thiếu sắt sẽ gây nguy hiểm gì?
Thiếu sắt không chỉ dẫn đến tình trạng thiếu máu mà còn gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Thiếu sắt, sự vận chuyển oxy đến các mô cơ thể cũng như sự dự trữ oxy ở mô cơ vân sẽ giảm sút, àm cho cơ thể hoạt động không hiệu quả, mau mệt mỏi, kém tập trung, trí nhớ kém hay quên.
Khi thiếu máu khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu bị giảm, làm thiếu oxy ở các mô tổ chức đặc biệt là tim, cơ bắp, não gây nên hiện tượng tim đập nhanh, trẻ nhỏ có thể suy tim do thiếu máu, các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt do thiếu oxy não, cơ bắp yếu và cuối cùng là cơ thể mệt mỏi.
Thiếu máu não ở trẻ lớn còn làm cho trẻ mệt mỏi hay ngủ gật, thiếu tập trung trong giờ học dẫn đến kết quả học tập sa sút kém. Biểu hiện của thiếu máu thiếu sắt là da xanh niêm mạc nhợt đặc biệt là niêm mạc mắt và môi, móng tay mong chân nhợt nhạt, móng tay dễ gãy biến dạng, tóc khô cứng dễ gãy, trẻ thiếu máu thường biếng ăn chậm lớn, còi cọc, táo bón, ăn hay nôn trớ.
Thiếu máu trong thời kỳ mang thai là một trong những nguyên nhân gây hiện tượng sảy thai, sinh non, băng huyết sau sinh, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Suy dinh dưỡng bào thai, chậm phát triển về thể chất và trí tuệ.
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, 43% phụ nữ không mang thai trong độ tuổi 15 đến 50 ở các nước đang phát triển bị thiếu máu. Trong đó, thời kỳ mang thai, tỷ lệ này tăng lên 56%, 80% các trường hợp thiếu máu thường có nguyên nhân do thiếu sắt.
Hàm lượng sắt cần bổ sung cho mỗi đối tượng
Nhu cầu bổ sung sắt phụ thuộc vào sự thay đổi và phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính cũng như tình trạng sức khỏe. Nhìn chung, hàm lượng sắt mỗi ngày cần bổ sung cụ thể như sau:
– Trẻ em từ 3 – 6 tháng cần 6,6mg mỗi ngày.
– Trẻ em từ 6 – 12 tháng cần 8,8mg mỗi ngày.
– Trẻ em từ 1 – 10 tuổi cần 7 – 10mg mỗi ngày.
– Phụ nữ từ 19 – 50 tuổi cần 18mg mỗi ngày.
– Phụ nữ đang mang thai cần 27mg 1 ngày.
– Phụ nữ cho con bú cần 9 đến 10mg 1 ngày.
– Nam giới từ 19 tuổi trở lên cần 8mg 1 ngày.
Tuy nhiên, hàng ngày nên cung cấp cho cơ thể nhiều hơn, có nghĩa là 10 – 20 mg, vì chỉ duy nhất khoảng 10% sắt được hấp thu ở đại trực tràng và tuột non, phần còn lại bị đào thải ra ngoài.
Thực phẩm chứa nhiều sắt
Nguồn sắt từ thức ăn động vật như thịt nạc, gan có hàm lượng khá cao và dễ hấp thu, do đó rất cần thiết để bổ sung mỗi ngày. Sắt trong thức ăn thực vật thường có hàm lượng thấp hơn và khả năng hấp thu cũng kém hơn thức ăn động vật.
Các thức ăn giàu sắt bao gồm thức ăn động vật như gan heo, gan gà, gan bò, các loại thịt màu đỏ (thịt bò, heo…), các loại rau có lá xanh sậm (dền, mồng tơi, rau muống…), các loại sữa bột, bột ăn dặm và ngũ cốc có bổ sung sắt.
Khi nào cần bổ sung thuốc chứa sắt?
Những trường hợp cần bổ sung thuốc sắt được các chuyên gia khuyến cáo đó là phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú cần bổ sung sắt. Trường hợp này người mẹ phải chia sẻ với con lượng sắt trong cơ thể, nên nhu cầu tăng lên 2,5 lần so với người bình thường, nếu song thai thì nhu cầu này càng tăng lên nhiều hơn.
Một số thống kê ở Việt Nam thấy rằng, trên 50% số phụ nữ có thai bị thiếu máu do thiếu sắt. Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên, trẻ em ở tuổi dậy thì, khi cơ thể phát triển nhanh về chiều cao và trọng lượng nhu cầu chất tạo máu, tạo xương tăng lên.
Đặc biệt là trẻ gái tuổi dậy thì bắt đầu hành kinh, mỗi kỳ kinh mất đi một lượng máu nên cần bổ sung sắt và các yếu tố tạo máu khác. Cũng như phụ nữ trong độ tuổi hành kinh cần uống bổ sung viên sắt. Người có thói quen uống nước trà, người thường ăn, uống giàu calcium lâu dần sẽ thiếu sắt. Phụ nữ bị rong kinh, tiền mãn kinh và những người ăn kiêng để giảm cân hoặc ăn thức ăn nghèo chất sắt.
Cách bổ sung sắt thông thường là uống thuốc viên hoặc ống thuốc nước uống có chứa sắt. Hàm lượng sắt trong mỗi viên và ống tương tự nhau. Những chuyên gia về dinh dưỡng khuyên nên uống dạng sắt hữu cơ kết hợp với các thành phần tạo máu và chống táo bón để hấp thụ đầy đủ hơn như sự kết hợp hoàn hảo giữa Sắt hữu cơ, Acid folic giúp tạo máu, Vitamin B12 và Dầu mè đen giúp nhuận tràng, giảm táo bón… mang lại hiệu quả cao
nhất. Liều bổ sung mỗi ngày nên uống 1 viên hoặc ống, sắt hấp thụ trong môi trường acid, hay kích ứng với đường tiêu hóa cho nên cần uống giữa bữa ăn hoặc sau ăn.
Thời gian bổ sung sắt bao lâu còn tùy vào từng trường hợp cụ thể, ví dụ: Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và trẻ em gái bắt đầu có chu kỳ kinh nguyệt nên thường xuyên uống mỗi tuần 1 -2 viên, thai phụ nên uống mỗi ngày 1 viên cho đến sau sinh từ 1 đến 3 tháng. Sau đó, sẽ uống duy trì mỗi tuần 1 đến 2 viên. Các đối tượng khác cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có quyết định thời gian bổ sung sắt thích hợp. Bên cạnh đó, các bạn cũng cần
phải thường xuyên cung cấp những loại thực phẩm bổ máu trong thực đơn hàng ngày nhé.
Nếu bạn có thắc mắc việc bổ sung sắt cho cơ thể, xin gửi về hòm thư: khoedep@bacsituvan.vn hoặc gọi đến 1900.1259 để được các chuyên gia và bác sĩ tư vấn miễn phí
Bài viết cùng chuyên mục
- Uống sắt vào thời điểm nào trong ngày để tốt cho cả mẹ lẫn con
- Tổng hợp những thông tin hữu ích nhất về bệnh thiếu sắt
- Hướng dẫn cách bổ sung sắt hiệu quả cho tất cả mọi người
- Thực phẩm chức năng và thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt?
- Thuốc sắt dạng nước cho bà bầu tốt nhất hiện nay
- Mẹ có nên bổ sung sắt sau sinh không?
- Bà bầu cần bao nhiêu sắt mỗi ngày để thai nhi phát triển tốt nhất?
- Bà bầu uống sắt đến tháng thứ mấy?
- Có nên uống acid folic trước khi mang thai không?
- Dược phẩm Vinh Gia 17 tuổi: Gửi lời tri ân – tặng ngàn quà sức khỏe
- DP Vinh Gia điều chỉnh gói quà tặng Chương trình tích điểm đổi quà 2022